Con gái cầm... kìm

13/08/2015 - 15:51
Bạn bè đến nhà nhìn thấy con sửa vòi nước bị hư, đứa nào đứa nấy tròn mắt ngạc nhiên vì theo quan niệm của người Việt Nam, đó vốn là việc của nam giới.
Chưa hết, con còn có thể sửa điện, bắt bệnh cái quạt, cái đèn khi nó không hoạt động; hay ngồi trao đổi về kỹ thuật của lò nướng, lò vi sóng... với bất cứ người đàn ông am hiểu nào khác.

Con “siêu” như vậy là nhờ có mẹ. Cha con mất sớm, mình mẹ bươn chải nuôi con. Mọi việc trong nhà đều đến tay mẹ. Đèn điện hư, mẹ muốn nhờ hàng xóm nhưng ngại người ta nghĩ mẹ lấy cớ để gọi đàn ông đến nhà nên mẹ mày mò tự sửa. Những khi khó, mẹ gặp bác thợ điện trong xóm nhờ chỉ giúp, chỉ vài lần, mẹ đã thạo. Tương tự, với hệ thống nước cũng vậy. Trong nhà, ngoài kim chỉ, kim đan dành cho may vá, đan lát, mẹ có một hộp phụ kiện gồm kìm, tuốc-lơ-vít, búa...

Nếu có con gái, chắc chắn con vẫn sẽ dạy cháu những gì mẹ đã dạy con. Trong cuộc sống chủ động được mọi chuyện chẳng phải cũng tốt sao? Ảnh minh họa: Theo Autopro
Khi con bắt đầu vào cấp 2, mẹ bắt đầu chỉ bảo cho con những thứ đơn giản nhất như muốn đóng 1 cái đinh thì phải làm sao; tháo 1 cái quạt phải làm gì... Con học khá nhanh và còn thấy thích thú với những chuyện vốn chỉ dành cho nam giới. Có lẽ vì thế mà con học khối A khá tốt. Thi đỗ vào 1 trường đại học kỹ thuật, càng có điều kiện tiếp xúc với máy móc, công nghệ con càng ham.

Chồng con có thể làm mọi việc sửa chữa các thiết bị trong nhà nhưng thi thoảng con vẫn phụ anh ấy. Mỗi lần như thế, anh ấy lại nhìn con thán phục và đùa: “Công nhận mẹ giỏi thật đấy khiến anh có vợ vừa xinh lại vừa tài!”.

Nếu có con gái, chắc chắn con vẫn sẽ dạy cháu những gì mẹ đã dạy con. Trong cuộc sống chủ động được mọi chuyện chẳng phải cũng tốt sao?

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm