Thù bạn vì ba khen bạn, chê mình
Nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao bé Ngọc (5 tuổi) lại ghét bé Châu (4 tuổi) ở nhà bên đến thế? Đang yên đang lành, đi qua chỗ Châu, thế nào Ngọc cùng thò tay khi thì nhéo má, lúc lại cấu khiến em khóc ré lên. Ba má Châu nhiều lần “nói chuyện” với phụ huynh của Ngọc nhưng sự việc vẫn không thuyên giảm. Một lần, bà nội Ngọc hỏi: “Sao con suốt ngày đánh em thế?”, bé mới òa lên nức nở: “Tại ba suốt ngày nói nó xinh hơn con, ngoan và giỏi hơn con nên con ghét nó!”.
Nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao bé Ngọc (5 tuổi) lại ghét bé Châu (4 tuổi) ở nhà bên đến thế? Đang yên đang lành, đi qua chỗ Châu, thế nào Ngọc cùng thò tay khi thì nhéo má, lúc lại cấu khiến em khóc ré lên. Ba má Châu nhiều lần “nói chuyện” với phụ huynh của Ngọc nhưng sự việc vẫn không thuyên giảm. Một lần, bà nội Ngọc hỏi: “Sao con suốt ngày đánh em thế?”, bé mới òa lên nức nở: “Tại ba suốt ngày nói nó xinh hơn con, ngoan và giỏi hơn con nên con ghét nó!”.
Lúc đó, bà nội của Ngọc sững người vì bất ngờ. Thường bà vẫn thấy con trai chọc cháu nội: “Con ra xem Châu ngoan thế nào! Gặp ai nó cũng chào, có hư như con đâu!”, “Châu ngày nào ở lớp về cũng được phiếu bé ngoan”... Hóa ra, vì ba của Ngọc quá lạm dụng việc so sánh nên đã vô tình tạo áp lực cho con, khiến cô bé cảm thấy tự ti, nảy sinh tâm lý thù ghét cô em hàng xóm Châu.
Khi bị so sánh, trẻ dễ nảy sinh tâm lý thù ghét những người được so sánh Ảnh:internet |
Tìm cách... tránh xa mẹ
Bé Mai Anh Hào (7 tuổi) cũng rơi vào tình trạng tương tự khi suốt ngày nghe mẹ chì chiết, so sánh cậu với cô bạn Minh Hà cùng xóm: “Học như thế này thì sau này đi quét rác à?”, “Sang xách dép cho cái Minh Hà nhé, nhà nghèo mà vẫn học giỏi. Còn anh thì không thiếu thứ gì, sao vẫn dốt đặc thế?”, “Mỗi lần họp phụ huynh, mẹ thấy xấu hổ vì con quá, ước gì được như con người ta”...
Bé Mai Anh Hào (7 tuổi) cũng rơi vào tình trạng tương tự khi suốt ngày nghe mẹ chì chiết, so sánh cậu với cô bạn Minh Hà cùng xóm: “Học như thế này thì sau này đi quét rác à?”, “Sang xách dép cho cái Minh Hà nhé, nhà nghèo mà vẫn học giỏi. Còn anh thì không thiếu thứ gì, sao vẫn dốt đặc thế?”, “Mỗi lần họp phụ huynh, mẹ thấy xấu hổ vì con quá, ước gì được như con người ta”...
Không phản ứng, Hào lì mặt ra và thường tìm cách tránh xa mẹ. Cậu tâm sự với ông ngoại: “Con sợ mẹ lắm. Mỗi lần nghe mẹ mắng, con thấy đau vô cùng!”. Lời con trẻ khiến nhiều người lớn phải giật mình khi nghe thấy.
Trẻ tổn thương vì bị so sánh
Trẻ tổn thương vì bị so sánh
Không ít phụ huynh vẫn có lối suy nghĩ, so sánh con với đứa trẻ ngoan hơn, giỏi hơn để con mình lấy đó làm tấm gương học tập, song nếu thường xuyên lạm dụng lối so sánh này sẽ chỉ tạo áp lực cho con, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của trẻ - nhất là khi con bạn ở lứa tuổi còn nhỏ, chưa thực sự hiểu chuyện.
Thêm vào đó, nhiều phụ huynh có tâm lý muốn con mình cũng giống con người ta, không cần biết khả năng của con đến đâu. Thấy con người khác hát múa giỏi, cũng đem ra so sánh, chê con mình là “người đơ như khúc gỗ, làm sao mà múa dẻo như bạn A, bạn B được”. Chính sự so sánh phản cảm này đã làm tổn thương tâm lý đứa trẻ.
Đem con so sánh với các bạn không khiến con thay đổi tích cực mà ngược lại, dễ đẩy con rơi vào tâm trạng chán nản, tự ti. Ảnh minh họa. |
Nhiều trẻ sẽ nảy sinh tâm lý hậm hực, tức tối người được đem ra so sánh với nó. Không ít trường hợp trẻ sống trong trạng thái ức chế vì bị so sánh quá nhiều. Cũng có những đứa trẻ gồng mình lên để “đuổi theo” nhân vật “siêu giỏi” trong mắt cha mẹ mình, những mong sẽ làm cha mẹ thấy vui. Tuy nhiên, đấy chỉ là cách làm đối phó, các phụ huynh nên nhớ, nếu con theo đuổi điều gì khi trẻ không thực sự đam mê và không phù hợp với khả năng thì sẽ chẳng thể nào có kết quả tốt và lâu dài được.
Cha mẹ là những người rõ hơn ai hết sở trường, sở đoản của con. Hãy dựa vào đó để khuyến khích con phát huy khả năng. Những lời động viên, khích lệ sẽ hiệu quả hơn nhiều lần lối so sánh cho “sướng mồm” mà không ít phụ huynh đang lạm dụng.