Trong ớt chín có chứa nhiều chất capsaicin, dihydro capsaicin, chất dễ bay hơi, protein, canxi, phốt pho, vitamin C, carotene và capsanthin. Những thành phần này có tác dụng tốt cho việc ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh.
- Khỏe dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa
Ớt có tác dụng kích thích khoang miệng và dạ dày, có thể tăng cường nhu động đường ruột, thúc đẩy bài tiết, giúp cải thiện sự ngon miệng, đồng thời khống chế việc lên men bất thường ở trong ruột. Khảo sát của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng cho thấy, những người thích ăn ớt có tỉ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày thấp hơn hẳn những người không hay ăn ớt. Do ớt có khả năng kích thích cơ thể giải phóng prostaglandin E2, có lợi cho việc tái sinh niêm mạc dạ dày, duy trì chức năng của các tế bào trong đường ruột và ngăn ngưà viêm loét dạ dày.
- Phòng ngừa sỏi mật
Trong ớt xanh có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, có thể chuyển hóa cholesterol dư thừa trong cơ thể thành axit mật, từ đó ngăn ngừa hiệu quả bệnh sỏi mật. Người bị sỏi mật ăn nhiều ớt xanh có thể làm thuyên giảm tình trạng bệnh.
- Cải thiện chức năng tim
Món ăn có nguyên liệu chính là ớt kết hợp cùng tỏi và nguyên liệu giàu vitamin E như táo gai có thể tăng cường chức năng tim mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngoài ra ớt có thể giảm lượng mỡ trong máu, giảm chứng huyết khối, có tác dụng phòng ngừa nhất định đối với các bệnh liên quan đến hệ thống tim mạch.
- Giảm béo
Trong ớt chứa thành phần có thể kích thích cơ thể nóng lên thông qua việc làm giãn mạch máu, có tác dụng đốt cháy mỡ trong cơ thể, đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa năng lượng, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bị tiêu hao nhanh chóng, hiệu quả cho việc giảm béo.
- Chống bức xạ
Ớt cũng giống với một số gia vị như hạt tiêu đen, cà-ri, có khả năng bảo vệ tế bào DNA không bị tia bức xạ phá hỏng, đặc biệt là tia gamma.
- Thúc đẩy tuần hoàn máu
Bác sĩ cho biết thức ăn cay vừa có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, vừa có thể tăng cường hoạt động của các tế bào não, giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm các loại bệnh.
- Giảm lượng đường trong máu