Câu chuyện này đang làm nóng các mạng xã hội. Phần lớn, người dân khen ngợi trước hành động dũng cảm của CSGT cũng như lên án hành vi của tài xế xe tải.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, hành động của người CSGT trong việc bắt giữ xe vi phạm như thế này là 'thiếu chuyên nghiệp' và rất 'ăn thua'.
'Hành động nhảy lên nắp capo xe tải để ngăn chặn xe bỏ chạy của CSGT không những nguy hiểm đến tính mạng của bản thân là còn gây nguy hiểm cho nhiều người tham gia giao thông khác' - tài khoản Nguyễn Trung Hoa nhận xét.
'Tôi nghĩ, việc CSGT nhảy lên nắp capo đã khiến cho tài xế xe tải hoảng sợ hơn, cuống hơn và có những hành động không minh mẫn lúc đó' - Facebooker Trần Xuân Hải viết.
'Thế sinh ra việc phạt nguội để làm gì? Thượng úy công an chỉ cần quan sát camera, ghi lại biển số xe tải là bắt được tài xế vi phạm. Càng đọc, tôi càng chẳng lí giải được tại sao vị CSGT lại có hành động liều lĩnh như vậy' - Bạn có nickname Con ong cham chi bình luận.
Có ý kiến bình luận cho rằng, có lẽ CSGT cả nước nên học cách xử phạt qua việc nhắc nhở bằng... kẹo cao su như CSGT Đà Nẵng vừa qua. "Để người dân nâng cao ý thức giao thông thì cần phải giáo dục. Mà chẳng có hình thức giáo dục nào hiệu quả bằng việc người được giáo dục cảm thấy vui, khỏe, hữu ích. Tôi thấy CSGT Đà Nẵng phạt người dân bằng kẹo cao su vừa vui, vừa có tính nhắc nhở cao. Rõ ràng, cách hành xử của CSGT rất quan trọng" - Trương Vĩnh Khang bình luận.
'Người dân cần CSGT có một trái tim nóng và cái đầu lạnh, biết dũng cảm trong trường hợp cần thiết, để mỗi người dân khi ra đường sẽ không phải cứ thấy CSGT ở đâu là tìm cách trốn chạy', một thành viên mạng xã hội nói.
'Thế sinh ra việc phạt nguội để làm gì? Thượng úy công an chỉ cần quan sát camera, ghi lại biển số xe tải là bắt được tài xế vi phạm. Càng đọc, tôi càng chẳng lí giải được tại sao vị CSGT lại có hành động liều lĩnh như vậy' - Bạn có nickname Con ong cham chi bình luận.
Có ý kiến bình luận cho rằng, có lẽ CSGT cả nước nên học cách xử phạt qua việc nhắc nhở bằng... kẹo cao su như CSGT Đà Nẵng vừa qua. "Để người dân nâng cao ý thức giao thông thì cần phải giáo dục. Mà chẳng có hình thức giáo dục nào hiệu quả bằng việc người được giáo dục cảm thấy vui, khỏe, hữu ích. Tôi thấy CSGT Đà Nẵng phạt người dân bằng kẹo cao su vừa vui, vừa có tính nhắc nhở cao. Rõ ràng, cách hành xử của CSGT rất quan trọng" - Trương Vĩnh Khang bình luận.
'Người dân cần CSGT có một trái tim nóng và cái đầu lạnh, biết dũng cảm trong trường hợp cần thiết, để mỗi người dân khi ra đường sẽ không phải cứ thấy CSGT ở đâu là tìm cách trốn chạy', một thành viên mạng xã hội nói.
Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt bị thương nặng, dập phổi trái, gãy gai sau cột sống ngực từ đốt 5 đến 8
Trên báo chí, Thượng tá Lê Đức Đoàn, nguyên cán bộ CSGT Hà Nội, công dân Thủ đô ưu tú năm 2012, người đã có hơn 10 năm làm nhiệm vụ ở chốt phía Nam cầu Chương Dương, nơi có mật độ xe cộ dày đặc cho rằng: "Trong quá trình làm việc, CSGT rất căng thẳng. Rất thông cảm cho anh em nhưng việc gì phải làm thế!"
Sau khi khiến Thượng úy Đạt bị thương nghiêm trọng, tài xế Đoàn Văn Chuyên (SN 1991, ở Văn Giang, Hưng Yên) điều khiển xe về trả cho chủ rồi đến cơ quan công an đầu thú.
Tại đây, Chuyên khai, khi thấy CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra, Chuyên hoảng sợ nên bỏ chạy. Thượng úy Đạt lập tức bám vào đầu xe, sau đó rơi xuống đường và bị cuốn vào gầm nhưng cũng vì quá hoảng sợ nên anh ta không dám dừng lại mà tiếp tục bỏ chạy.