Thứ tư, 09/4/2025
Có mâyHà Nội
23° - 28°C

Cụ Hườn tặng nước ngọt giữa mùa hạn mặn

29/03/2016 - 17:59
Cụ Nguyễn Thị Hườn (72 tuổi, ở Bến Tre) đã cứu hàng trăm hộ dân nơi đây vượt qua cơn khát do hứng chịu đợt hạn mặn kỷ lục.
Trên trang cá nhân của một nữ phóng viên tại Hà Nội chia sẻ câu chuyện chị được chứng kiến khi đi công tác ở Bến Tre. Nữ phóng viên viết: "H. đang ở Bến Tre, vùng đất bị hạn mặn nặng nhất ĐBSCL. Người dân ở đây đang khô khát, phải mua từng can nước ngọt để sinh hoạt. Nhưng lại có một gia đình rất tốt, có giếng nước ngọt. Gia đình cho bà con đến lấy nước miễn phí dù cách đó chỉ 50m là tấm biển đổi nước ngọt giá 5.000/20 lít. Bà cụ có mong muốn là có nhà hảo tâm nào cho xin 1 - 2 bồn chứa nước "cũ mới đều được" để bơm lên sẵn cho bà con đến lấy, chứ mỗi lúc bà con đến bơm vào can thì nước lại hơi đục".
Nhà cụ Hườn có giếng nước ngọt nên cụ cho người dân xung quanh nước mà không lấy tiền. Ảnh: Facebook Hoang Huong
Sau đó, số tiền các bạn của nữ nhà báo góp lại, không những đủ để mua được 2 téc đựng nước giúp người thiếu nước giữa tâm hạn hán, mà còn thừa để lập một tủ sách cho trẻ vùng đó.

Việc làm của cụ Hườn khiến cộng đồng mạng rất cảm động. Facebooker Phạm Hồng Lĩnh bình luận: "Thật là tốt bụng! Giữa cuộc sống thời bây giờ thật khó kiếm được người như bà. Thật đáng trân trọng!".

Tài khoản Chau Ngo Minh nhận xét: "Nhà bà thì còn nhiều khó khăn nhưng bà lại có tấm lòng nhân hậu, không tham lam, san sẻ tình yêu thương với mọi người trong lúc khó khăn, chẳng bù cho những vị có học, có chức quyền mà lòng tham như thùng không đáy".
 Cụ Hườn đã có 2 téc đựng nước giúp người thiếu nước giữa tâm hạn hán. Ảnh: Facebook Hoang Huong
Facebooker Nguyễn Bích Lan bình luận: "Giếng nước của bà có thể "rót ra vàng" nhưng bà đã viết hai chữ "Cho Nước" thật to. Tôi rất muốn trẻ em ở trường học được kể những câu chuyện nhỏ, xảy ra trong đời thực, ngay trong những ngày các em đang sống như câu chuyện về người cho nước và hai téc nước này, thay vì phải đọc thuộc lòng những bài học đạo đức sáo rỗng, giáo điều".

Đồng quan điểm này, tài khoản Nguyen Mai Anh cho rằng: "Cứ bắt trẻ "đọc thuộc lòng những bài học đạo đức sáo rỗng, giáo điều" thì vô tình ta đã làm trẻ vô cảm, hoặc dạy trẻ quen với thói giả dối. Cả hai điều đó đều rất không tốt cho tương lai, của chính các em và của dân tộc Việt Nam, vì các em chính là tương lai của đất nước Việt Nam".

Một cách hài hước, Facebooker Hoàng Linh viết: "Chế Hưởn là nông dân/Chế Hưởn không có vàng, không có đô la/Chế Hưởn chỉ có nước/Chế Hưởn không bán nước/Hãy sống như chế Hưởn".

Được biết, ĐBSCL đang hứng chịu đợt hạn mặn kỷ lục trong vòng 60 năm. Thảm họa hạn, mặn đang đẩy cuộc sống của người nông dân miền Tây vào tình cảnh điêu đứng, khổ sở chưa từng thấy: Người dân thiếu nước ngọt sinh sống, sản xuất nông nghiệp thiệt hại nặng nề.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.

Đọc thêm