Cúm A/H1N1 vào mùa rất nguy hiểm, cần phòng tránh và điều trị như thế nào?

Nắng Mai
14/12/2019 - 11:07
Cúm A/H1N1 là bệnh xuất hiện quanh năm, đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Nhóm có nguy cơ xảy ra cúm mùa là phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già, người bị suy giảm miễn dịch khiến bệnh có thể diễn tiến nặng nề thậm chí tử vong.

Chiều ngày 11/12 đã có một bệnh nhi nam 27 tháng tuổi sinh sống tại xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên tử vong vì bị nhiễm cúm A/H1N1. Gia đình cho biết bệnh nhân có dấu hiệu sốt, ho nhẹ ban đầu, tình trạng bệnh không thuyên giảm, dù đã được đưa đi Bệnh viện cứu chữa nhưng bệnh nhân vẫn tử vong.

Tất cả mọi người đều cần thận trọng với cúm A/H1N1 vì với các triệu chứng nhẹ ban đầu khiến mọi người thường chủ quan, dễ bỏ qua. Nhưng đây lại là triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm không được chủ quan khi có các dấu hiệu sốt, khó thở, ho. Tốt nhất nên chủ động phòng ngừa trước căn bệnh cúm mùa nguy hiểm này.

1. Cúm A/H1N1 là gì, chuẩn đoán cúm

Cúm A/H1N1 có 3 chủng virus là cúm A, B, C:

Đa số chủng cúm virus A, B là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh trong thực tế.

- Cúm A là nguyên nhân thường gặp của nhiều đại dịch.

- Cúm B gây những bệnh nhẹ hơn và xuất hiện cùng cúm A trong những dịp bùng phát cúm.

- Cúm C là biểu hiện bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng giống cảm lạnh.

Chuẩn đoán cúm A/H1N1:

Chuẩn đón cúm A/H1N1 dựa vào triệu chứng và chỉ định danh được khi lấy dịch mũi họng và xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

Triệu chứng cúm A/H1N1 xảy ra với mỗi người khác nhau, tuy nhiên có một số triệu chứng thường gặp:

- Sốt cao, nhiệt độ sốt trên 38 độ C.

- Cảm thấy nhức đầu, đau mỏi các cơ.

- Tinh thần mệt mỏi, ăn không ngon miệng, biếng ăn.

- Ho, đau họng.

Triệu chứng của cúm chỉ xuất hiện sốt 2-5 ngày, đây là lý do khiến virus cúm khác với các loại virus khác của đường hô hấp thường hết sốt sau 1 đến 2 ngày. Triệu chứng cúm A/H1N1 có thể cải thiện sau 2-5 ngày nhưng cúm có thể kéo dài đến 1 tuần hoặc hơn.

Cúm A/H1N1 còn gây ra các biến chứng viêm phổi, viêm xoang, viêm tai. Đối với viêm phổi hay gặp nhất là tình trạng phổi bị nhiễm trùng ở trẻ em, người già trên 65 tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm và những người mắc một số bệnh lý khác như: đái tháo đường, bệnh ảnh hưởng đến tim phổi.

2. Điều trị và phòng ngừa cúm A/H1N1

2.1. Điều trị cúm A/H1N1

Thực tế, hầu hết các bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 đều có thể tự hết sau 1-2 tuần mà không cần nhận điều trị. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nặng sẽ xảy ra biến chứng.

Điều trị triệu chứng:

- Điều trị triệu chứng cúm A/H1N1 giúp bạn khỏe hơn nhưng không thể giúp bệnh cúm khỏi nhanh hơn. Bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi bình phục hoàn toàn, đặc biệt đối với bệnh nặng.

cum-h1n1

Bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi bình phục hoàn toàn, đặc biệt đối với bệnh nặng - Ảnh minh họa

- Uống đủ nước để không bị mất nước. Nước tiểu bình thường có màu trắng (không màu) hay có màu vàng lợt. Khi uống đủ nước, bạn sẽ đi tiểu từ 3-5 giờ một lần.

Điều trị bằng thuốc:

- Sử dụng thuốc Acetaminophen (còn gọi là paracetamol) để hạ sốt, giảm nhức đầu, hiện tượng đau cơ cũng thuyên giảm phần nào. Ngoài ra, aspirin cũng giúp giảm đau và hạ sốt nhưng không được khuyên dùng phổ biến vì loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ.

- Khi ho không nên dùng thuốc ho vì thuốc ho có ít có tác dụng, tình trạng ho sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Lưu ý, không nên dùng thuốc ho cho trẻ dưới 6 tuổi.

- Thuốc sốt virus có thể dùng để điều trị và phòng ngừa cúm. Nhưng loại thuốc này không phổ biến ở Việt Nam và chỉ được sử dụng trong các mùa dịch. Đa phần, những người mắc cúm đều không cần phải sử dụng đến loại thuốc này mà thuốc chỉ sử dụng đối với những bệnh nhân bị cúm nặng. Thuốc chống virus hiệu quả nhất khi dùng trong 48 giờ đầu tiên.

  • Tham khảo thêm

    Chủng virus cúm A/H1N1 không biến đổi, tại sao nhiều người vẫn tử vong?

- Kháng sinh không phải thuốc để chữa bệnh do virus cúm, kháng sinh chỉ nên dùng khi có biến chứng nhiễm trùng đối với phổi, nhiễm trùng tai hay viêm xoang xảy ra. Bởi vì, dùng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể gây hại và tác dụng phụ.

- Điều trị khác tây y: Còn có nhiều cách điều trị cúm như cây cỏ, đông ý hay các phương pháp gia truyền khác. Tuy nhiên, vì chưa có nghiên cứu nào chính xác về những phương pháp điều trị đông y nên khó đánh giá được hiệu quả và tính an toàn của phương pháp điều trị này.

Lưu ý: Khi điều trị luôn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, dù là bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân đều không tự ý điều trị và sử dụng thuốc bừa bãi.

2.2. Phòng ngừa cúm A/H1N1

Cách tốt nhất để có thể phòng ngừa, làm giảm nguy cơ mắc cúm chính là chích ngừa. Những đối tượng đã chích ngừa cúm nếu mắc cúm thì bệnh cũng sẽ nhẹ hơn, thời gian bệnh được rút ngắn, ít xảy ra tình trạng tử vong hơn đối với người chưa chích ngừa.

Các thuốc được WHO khuyến cáo và sử dụng cho mùa dịch cúm A/H1N1 là: chủng cúm A/H1N1.

- Thời điểm chích ngừa: Đối với virus cúm A/H1N1 sẽ thay đổi theo hàng năm, bởi vậy bạn cần chích ngừa hàng năm, Việc chích ngừa càng sớm càng tốt. Đặc biệt đối với miền nhiệt đới như nước ta, cúm H1N1 có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào.

- Trẻ em chích 2 mũi khi tiêm lần đầu, người lớn và trẻ đã từng tiêm chủng thì nên nhắc lại mũi tiêm mỗi năm một mũi.

- Kết quả tiêm phòng cúm A/H1N1. Thực tế, việc chích ngừa cúm sẽ tạo ra những kháng thể, chất bảo vệ chống lại các virus khi họ bị nhiễm. Chỉ cần 2 tuần kháng thể này được tạo ra có khả năng bảo vệ cao từ 50 đến 80% những người đã tiêm sẽ không bị cúm sau khi chích ngừa.

Những đối tượng cần chích ngừa cúm: Từ 6 tháng tuổi trở lên đều cần chích ngừa cúm, những người cần lưu ý hơn: người lớn hơn 50 tuổi, người sống chung ở nhà dưỡng lão, những người mắc các bệnh tim phổi, trẻ em bị hen suyễn, phụ nữ có thai trong gia đoạn có mùa cúm, những người có nguy cơ lây nhiễm cao.

3. Những câu hỏi thường gặp về cúm A/H1N1

3.1. Cúm A/H1N1 có lây lan không?

Cúm A/H1N1 là loại cúm có thể lây lan vì tồn tại trong môi trường bên ngoài từ 1 đến 2 ngày. Thậm chí virus có thể sống đến 4 ngày trong môi trường nước với nhiệt độ 22 độ C và sống đến 30 ngày nếu nhiệt độ 0 độ c. Bởi thế, mùa đông chính là mùa khiến virus phát triển mạnh mẽ nhất.

3.2. Cúm A/H1N1 lây qua đường nào?

Bệnh cúm nói chung đặc biệt là cúm A/H1N1 là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra và có khả năng gây nhiễm cao. Cúm A/H1N1 có thể lây lan qua đường mũi, mắt và miệng, các vận dụng hàng ngày như sàn nhà. Nhiễm cúm còn có thể lây nhiễm khi bày tay chạm vào nơi chứa virus cúm rồi đưa lên mắt, mũi miệng, virus sẽ đi theo đường hô hấp gây bệnh.

cum-h1n1-1

Cúm H1N1 dễ bị lây lan, cần rửa sạch tay để bảo vệ tránh lây nhiễm virus - Ảnh minh họa

Thông thường các virus cúm A/H1N1 bị lây lan qua nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh bị cúm A/H1N1 ho, hắt hơi khiến virus được bắn ra không khí, người lành bệnh nhưng không có kháng thể virus khi hít phải sẽ bị bệnh hoặc do tiếp xúc với đồ vật chứa virus qua bàn tay đưa lên mũi, mắt, miệng, hít vào phổi khiến bị bệnh.

3.3. Cách hạn chế lây lan cúm A/H1N1

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước để hạn chế lây truyền cúm.

- Mang khẩu trang, sử dụng khăn giấy khi ho và hắt hơi tránh gây lây lan cho những người xung quanh.

- Tránh mắt, mũi, miệng tiếp xúc với mầm bệnh.

- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh.

- Khi mắc cúm H1N1 nên ở nhà 24h sau khi hết sốt.

Cúm có nhiều loại khác nhau trong đó cúm A/H1N1 vẫn được xem là cảm cúm thông thường dù đã xảy ra tình trạng tử vong.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm