Dân văn phòng thường xuyên mất ngủ, dẫn tới đột quỵ sớm: 7 cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Cẩm Thi
05/12/2022 - 16:01
Dân văn phòng thường xuyên mất ngủ, dẫn tới đột quỵ sớm: 7 cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả
Ngâm chân bằng nước ấm, nghe nhạc nhẹ cũng là cách an thần rất hiệu quả.

Gần đây, đồng nghiệp Tiểu Linh của tôi thường xuyên phạm lỗi sai trong công việc, khiến lãnh đạo rất không hài lòng.

Hỏi ra mới biết, là do cô ấy bị mất ngủ trầm trọng. 

Nguyên nhân là vì chuyện cá nhân. Gần đây, rất nhiều chuyện không hay phát sinh trên người cô ấy. Người mẹ già ở quê đột nhiên bệnh nặng phải nhập viện, bạn trai cũ lén lút có người mới, anh trai ở xa không về kịp, thế là chỉ có mình cô ấy phải chạy đi chạy về giữa hai thành phố, để duy trì việc đi làm và chăm lo cho mẹ.

Cô ấy cũng muốn xin nghỉ phép lắm, nhưng lúc này đang là thời điểm quan trọng, cô ấy phải hoàn thành tốt dự án này mới đủ tiền đóng viện phí cho bác gái lập tức phẫu thuật.

Thế là mẹ cô ấy chưa khỏi, cô ấy đã muốn đổ bệnh, đôi mắt ánh đầy vẻ mệt mỏi, hai quầng thâm đen như gấu trúc.

Dù đã đi khám và được bác sĩ kê thuốc, nhưng tình trạng của cô ấy vẫn không khá hơn chút nào.

Dân văn phòng thường xuyên mất ngủ, dẫn tới đột quỵ sớm: Nắm vững 7 cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả... - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Người ta đã ước tính được rằng, có đến hơn 70% số người trung niên trở nên dễ bị mất ngủ. Điều này khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn trầm trọng, hiệu suất làm việc giảm, ăn uống mất ngon. Nghiêm trọng nhất là còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trong thực tế, nguyên nhân của chứng mất ngủ không hề rõ ràng. Nếu bạn có thể chú ý những điểm sau, sẽ trợ giúp rất nhiều trong việc cải thiện triệu chứng mất ngủ thường xuyên:

Dân văn phòng thường xuyên mất ngủ, dẫn tới đột quỵ sớm: Nắm vững 7 cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả... - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

1. "Thôi miên" trước khi ngủ 

Trước khi đi ngủ, hãy cố gắng loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, ổn định cảm xúc, tĩnh tâm. Đây là điều kiện tiên quyết để não bộ nhanh chóng đi vào trạng thái kiềm nén.

Không nên suy nghĩ lung tung, cố gắng đi bộ hoặc tập thể dục hợp lý, tự xoa bóp bấm nguyệt cho chính mình. Đây cũng là một trong những cách "thôi miên" hiệu quả.

Ngâm chân bằng nước ấm, nghe nhạc nhẹ cũng là cách an thần rất hiệu quả.

2. Chọn tư thế ngủ phù hợp

Nói chung, với tư thế nằm nghiêng, nghiêng bên phải là tốt nhất, nhưng tư thế nằm ngửa cũng tạm ổn!

Đừng nên nằm sấp, sẽ rất dễ ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp, cũng như khiến bạn dễ dàng tỉnh giấc.

Dân văn phòng thường xuyên mất ngủ, dẫn tới đột quỵ sớm: Nắm vững 7 cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả... - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

3. Vận động vừa sức

Tham gia các hoạt động một cách hiệu quả, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Sắp xếp thời gian hợp lý, điều chỉnh các kế hoạch cho phù hợp với tình trạng thể chất.

Sinh hoạt điều độ cũng là điều rất hữu ích cho việc khắc phục chứng mất ngủ.

4. Uống thuốc đúng cử

Nếu tình trạng mất ngủ đã diễn ra rất trầm trọng trong một thời gian dài, lúc này bạn nên nhanh chóng đi khám và uống thuốc phù hợp.

Thông thường, thời gian uống thuốc thích hợp nhất là nửa giờ trước khi đi ngủ.

Nếu uống thuốc ngủ quá trễ, ngày mai thức dậy rất dễ có tác dụng phụ, không ngủ sâu hoặc ngủ mà khó tỉnh.

Khi đã khắc phục được chứng mất ngủ, nên ngưng dùng thuốc để tránh hình thành thói quen.

Dân văn phòng thường xuyên mất ngủ, dẫn tới đột quỵ sớm: Nắm vững 7 cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả... - Ảnh 4.

(Ảnh minh hoạ)

5. Không trùm đầu khi ngủ

Khi trời trở lạnh, một số người hay có thói quen trùm đầu lại khi ngủ. Nhưng như vậy sẽ làm gia tăng nhiệt độ, cản trở khí lưu thông lên não.

Lâu dài, quá trình hô hấp của bạn sẽ bị ảnh hưởng, oxi trong chăn ngày càng ít đi, khí cacbonic ngày càng nhiều, khiến chúng ta thấy ngột ngạt, chóng mặt. Nghiêm trọng hơn là suy giảm trí nhớ, thiếu sinh lực, chân tay yếu ớt, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, dễ gây ra nhiều bệnh về tim mạch, mạch máu não.

6. Chọn gối đầu phù hợp và khoa học

Trong cuốn "Lý luận biền văn" thời nhà Thanh có đề cập đến một vấn đề:

"Gối đầu cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc chữa khỏi bách bệnh và kéo dài tuổi thọ."

Gối đầu là vật dụng hằng ngày không thể thiếu của mỗi người. Đối với người cao tuổi mắc các chứng bệnh cao huyết áp, tim mạch, mạch máu não,… thì chiếc gối phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí của đầu và cổ.

Đồng thời còn có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tuần hoàn máu.

Sở hữu một chiếc gối phù hợp, mềm mại, không chỉ khiến chúng ta có cảm giác thoải mái, dễ chịu, mà còn mang lại cho chúng ta một giấc ngủ ngon và thẳng giấc.

Nguồn: Sohu
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm