Đánh vợ quá vô lý

17/04/2017 - 06:50
Gõ cụm từ “bí quyết sinh con trai”, trang Google cho ra một kết quả “khổng lồ” - hơn 1,42 triệu lượt bài. Con số này “tương xứng” với tâm lý ưa thích con trai thâm căn cố đế. Nạn nhân trực tiếp của tâm lý này hầu hết là người vợ, người mẹ trong gia đình.

Hà Thanh Tuấn (ở xã Hưng Long, Bình Chánh, Tp HCM, 23 tuổi) là con trai duy nhất trong gia đình. Mặc dù ba Tuấn không phải là con trưởng và ba mẹ sống cùng ông bà ngoại. Tuấn bảo: “Ngay từ nhỏ em đã thường xuyên được nghe má và các chị kể lại rằng, má đẻ mãi vẫn chỉ toàn con gái nên câu nói thường xuyên của ba với má là: “Cứ phải đẻ, đẻ cho bao giờ cho ra con trai thì mới thôi”.
Má Tuấn đã phải mang bầu theo yêu cầu của chồng. 6 đứa con gái lần lượt ra đời. Mỗi lần má sinh con gái lại là lần ba thất vọng rồi rượu chè, gây lộn. Mãi cho đến lần thứ 7 thì may mắn Tuấn chào đời.

Mặc dù đã có con trai rồi, mặc dù ba đã rất vui rồi, nhưng Tuấn bảo "Em vẫn tiếp tục sống trong cảnh thỉnh thoảng ba má lại cãi lộn, mâu thuẫn vì những thói quen như tính gia trưởng, rượu chè, thuốc lá ba nhiễm từ trước đó, giờ không bỏ được".

Ngoài ra, trong gia đình còn thường xuyên có những bất đồng bởi những áp lực, sự kỳ vọng, cách phân biệt đối xử dạy dỗ con trai, con gái... của ba và má khiến cho không khí gia đình hiếm khi được thuận hoà, vui vẻ.
“Chính em là con trai, em cũng cảm thấy mình không thoải mái với cách đối xử bất công, bị kỳ vọng quá nhiều bởi những thứ ba thường nói về trọng trách của em là người “nối dõi”, phải là “trụ cột” - Tuấn cho biết.

benh-vien-da-khoa-duc-giang.jpg
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, nơi chị Định từng phải tìm đến xin trợ giúp tinh thần. 

Chị Nguyễn Thu Định ở Ba Đình (Hà Nội) từng phải tìm đến Trung tâm tư vấn - chăm sóc sức khỏe phụ nữ (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội) để xin trợ giúp về những đau khổ liên quan đến việc chồng hành hạ, bắt đẻ con trai.
Vợ chồng chị Định sinh được 2 con, đều là gái. Trong hơn 10 năm chung sống, mỗi lần chồng đi đâu về, mặt hầm hầm khó chịu hoặc im lặng lầm lì hoặc là mắng vợ, chửi con, gây sự một cách vô căn cứ... thì khởi nguồn luôn là anh vừa bị ai đó khích bác “Không biết đẻ!”, ”, “Chẳng bao giờ được nhìn thấy mặt cháu nội”...

Chừng 5 năm trước, cuộc sống của chị Định càng bi đát hơn khi anh em nhà chồng tiến hành chia đất của bố mẹ, ông bà tổ tiên để lại. Nhà đất nằm ở vị trí đắc địa của thủ đô, một mét có giá hàng trăm triệu, anh chị em trong nhà nảy sinh tranh giành. Chồng chị cảm thấy mình “thua thiệt”, “bất tài” và “tự ti” vì bị mọi người trong nhà hỏi rằng: “Không sinh được con trai, không có người nối dõi thì cần gì đến đất hương hỏa của ông bà, tổ tiên?”...

Mặc dù 2 con gái đã lớn, chị Định hơn 40 nhưng người chồng vẫn nhất quyết bắt vợ phải “đẻ bằng được thằng con trai cho tôi”! Chị Định cân nhắc, phản đối thì bị chồng chì chiết, đánh đập. Chị cắn răng mang bầu lần thứ ba. Nhưng lại vẫn là con gái! Chồng vin vào cớ đó càng hành hạ vợ.
Anh ta không đưa lương cho vợ để nuôi con, sa vào ăn chơi. Cứ về đến nhà, dựa hơi men là chửi mắng, đánh đập vợ... Gần đây, trong một lần vợ chồng xích mích, chị Định đã bị chồng tra tấn bằng cách nung nóng dao rồi áp vào bắp chân khiến chị bị bỏng nặng..., bị mất ngủ, sức khỏe giảm sút, tâm trạng lo lắng...

Mời bạn cùng xem bộ ảnh của Viện nghiên cứu Phát triển xã hội phán ảnh "tư tưởng trọng nam" với những ảnh hưởng của Nho giáo vẫn còn dai dẳng:

2.jpg
1.jpg
Phụ nữ luôn "bị vắng mặt" trong thành phần Ban Tổ chức Hội làng.
4.jpg
Nhiều gia tộc vẫn không ghi tên con gái vào gia phả.
5.jpg
Khi cha mẹ mất, đang có nhiều người đặt câu hỏi: "Liệu con gái có thể là người chống gậy được không?".
6.jpg
Cầu tự ở núi Cậu - Nhiều gia đình, dù không hiếm con nhưng cũng không tiếc thời gian, công sức, tiền của đi cầu cúng ở những nơi có tiếng là linh thiêng để xin 1 đứa con trai.
8.jpg
 
71.jpg
Đồ lễ mâm cúng để xin "con trai" thời hiện đại

Theo điều tra gần đây của Viện Gia đình và Giới, tại Hà Nội vẫn có tới 64% số người được hỏi đồng ý là “cần thiết phải có con trai để có người nối dõi”, 56,8% cho biết “nếu chỉ sinh một con thì họ thích chọn sinh con trai"... 

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện gia đình và Giới: "Tâm lý trọng con trai hơn con gái phổ biến ở những xã hội truyền thống có hình thức “cư trú ở nhà chồng”. Người ta có tâm lý muốn sinh con trai vì nó phục vụ được các chức năng: an sinh lúc về già, nhà có thêm sức lao động và có người nối dõi tông đường. Ngày nay, xã hội phát triển, 2 chức năng đầu giảm đi do có sự tác động về kinh tế, về mô hình nhà dưỡng lão... nhưng chức năng sinh con trai để mong có người nối dõi tông đường vẫn tồn tại một cách dai dẳng".

Mới đây, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án về “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016-2025” với mục tiêu khống chế hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Trong đó, phấn đấu giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh xuống dưới mức 115/100 vào năm 2020, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này đạt khoảng 107/100 sau năm 2025, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.

Một số giải pháp chính Đề án hướng tới: Nâng cao hiệu lực thực thi những quy định của pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh;  truyền thông nâng cao nhận thức cho những người cung cấp dịch vụ có liên quan về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, về giới và bình đẳng giới…; Truyền thông cho các cặp vợ chồng, những người đứng đầu dòng họ và gia đình, nam - nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn về việc xóa bỏ tư tưởng trọng nam...

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm