pnvnonline@phunuvietnam.vn
Đau mỏi xương khớp khi nào cần đến bệnh viện? Chẩn đoán bệnh bằng cách nào?
Bệnh viêm khớp được biết là bệnh lý phổ biến, bệnh khi không được phát hiện hoặc kịp thời điều trị còn có thể dẫn đến nguy cơ bị dính khớp và gây ra các ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Vậy trường hợp bị đau mỏi xương khớp, có phải tất cả mọi trường hợp đều cần đến bệnh viện hoặc cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức hay không?
1. Khi nào tình trạng đau mỏi xương khớp cần đến bệnh viện thăm khám?
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long - Phó trưởng khoa phẫu thuật cột sống - Bệnh viện Việt Đức cho biết để quyết định khi nào là cần thiết đến bệnh viện thăm khám khi tình trạng đau mỏi xương khớp xảy ra cần chú ý những vấn đề sau:
- Dành thời gian để theo dõi các triệu chứng đau mỏi xương khớp của người bệnh tại nhà. Khi bị đau mỏi xương khớp, cần dành thời gian để nghỉ ngơi và theo dõi từ 1 đến 2 ngày. Sau thời gian nghỉ ngơi, các triệu chứng đau mỏi xương khớp sẽ thuyên giảm.
- Tuy nhiên, đối với các trường hợp sau khi dành thời gian nghỉ ngơi và theo dõi trong 1 đến 2 ngày nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm. Lúc này người bệnh cần tới bệnh viện để thăm khám trực tiếp để bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán chính xác giúp quá trình điều trị, hồi phục của người bệnh diễn ra thuận lợi hơn.
Khi tới bệnh viện, các bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra vị trí, mức độ cũng như các yếu tố giảm nhẹ hoặc gây ra đau tăng lên. Đồng thời, các bác sĩ lâm sàng cũng cần phải xác định được liệu triệu chứng đau xảy ra có tăng lên do vận động hoặc chỉ xuất hiện khi vận động hay đau kéo dài trong cả ngày hay không.
Đọc thêm:
Đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi
Khớp gối kêu lục cục và đau nhức: nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng tránh
Đa số, các trường hợp bị đau có nguồn gốc từ các cấu trúc ở nông trên bề mặt thì khu trú tốt hơn so với đau có nguồn gốc từ các cấu trúc ở trong sâu. Vì vậy, đau có nguồn gốc ở các khớp nhỏ ở ngọn chi khu trú tốt hơn so với tình trạng đau có nguồn gốc từ các khớp lớn gốc chi.
Tình trạng đau khớp còn có thể có nguồn gốc từ các cấu trúc ở quanh khớp hoặc từ các khớp khác. Do đó, viêm khớp thường gây đau nhức, trong khi đó bệnh lý thần kinh lại gây ra cảm giác đau, bứt rứt ở sâu hoặc đau bỏng rát dữ dội trên bề mặt ở người bệnh.
2. Chẩn đoán bệnh viêm khớp bằng cách nào?
Tình trạng viêm khớp được biết xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp. Trong khi đó có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.
2.1. Chẩn đoán viêm khớp qua triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng có thể phát hiện ra tình trạng viêm khớp đang xảy ra.
- Tình trạng đau mỏi cơ khớp là tình trạng thường gặp nhất. Tình trạng này có thể bị đau ít hoặc đau nhiều. Ngoài ra, tình trạng đau khớp còn tăng khi vận động và giảm đau khi nghỉ ngơi. Nếu tình trạng đau do viêm thường sẽ tăng về đêm hoặc có thể đau khớp do thời tiết.
- Sưng, nóng và đỏ khớp, tình trạng này do phản viêm gây sưng khớp. Do đó, mức độ sưng, nóng và đỏ còn tùy thuộc vào tình trạng viêm khớp mà người bệnh đang mắc phải.
- Bị cứng khớp, người bệnh có cảm giác khó cử động khớp và tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng hay còn gọi là cứng khớp buổi sáng. Ngoài ra, tình trạng cứng khớp còn có thể xảy ra do ít vận động. Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ, đây là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Biến dạng khớp, khi sụn bị mòn và tình trạng viêm khớp còn có thể xuất hiện biến dạng khớp.
- Đối với các trường hợp bị viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp còn khiến người bệnh mệt mỏi, bị thiếu máu nhẹ.
2.2. Chẩn đoán bằng phương pháp cận lâm sàng
Chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu:
- Thực hiện xét nghiệm máu sẽ cho kết quả chính xác về các yếu tố viêm như: tốc độ máu lắng, CRP hay bạch cầu,...
- Đồng thời, thực hiện xét nghiệm miễn dịch, yếu tố thấp thấp RF, anti CCP cũng đem lại hiệu quả giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.
Thực hiện chẩn đoán bằng hình ảnh:
- Người bệnh cần được siêu âm khớp, bác sĩ sau khi kiểm tra hình ảnh siêu âm khớp có thể phát hiện tình trạng có dịch trong khớp hay người bệnh đang bị tổn thương phần mềm quanh khớp và kịp thời phát hiện các thay đổi sớm trong bệnh viêm khớp.
- Chụp X-quang khớp là biện pháp có tác dụng phát hiện các dấu hiệu bị bào mòn sụn khớp hoặc đặc xương dưới sụn gai xương hay hẹp khe dưới và nguy hiểm nhất là tình trạng dính khớp.
- Chụp CT, biện pháp này thông thường sẽ được bác sĩ chỉ định khi người bệnh bị đau cột sống nghi viêm tủy xương.
- Chụp MRI, thực hiện chụp MRI giúp các bác sĩ có các đánh giá bệnh lý tại khớp như viêm khớp, phần mềm quanh khớp.
- Xạ hình xương, đây còn là cách giúp đánh giá toàn bộ hệ thống xương và giúp bác sĩ phát hiện kịp thời các bệnh lý viêm khớp hay bệnh lý ác tính tại xương như ung thư xương nguyên phát và ung thư di căn xương.
Vậy đau mỏi xương khớp khi nào cần đến bệnh viện? Thực tế, để quyết định đến thăm khám tại bệnh viên người bệnh cần dành thời gian theo dõi. Chỉ nên tìm đến bác sĩ khi các triệu chứng đau mỏi không thuyên giảm và không nên quá lo lắng nếu tình trạng đau mỏi xương khớp xảy ra.