pnvnonline@phunuvietnam.vn
Đau rốn: Cơn đau ở "vị trí nhỏ" nhưng cảnh báo bệnh nghiêm trọng
Trước khi tìm hiểu đau rốn là bệnh gì, bạn cần biết được cấu trúc và chức năng của rốn người.
Rốn nằm ở đâu?
Rốn nằm ở vị trí giữa bụng, có thể là rốn lồi hoặc rốn rỗng sâu, rốn dọc hẹp, rốn ngang hẹp, rốn tròn, rốn oval,... Đây là vết sẹo đánh dấu điểm dây rốn của bạn được kết nối với cơ thể bạn trước khi sinh. Các cơ quan gần rốn nằm trong khoang bụng, chứa nhiều bộ phận, cơ, mô bảo vệ cơ thể, mạch máu và dây thần kinh.
Việc biết được nguyên nhân cơn đau ở cơ quan nào gần rốn sẽ giúp chẩn đoán được dễ dàng hơn, đó có thể là ruột non, đại tràng, tuyến tụy, dạ dày, ruột thừa,...
1. Đau rốn biểu hiện như thế nào?
Đau rốn có thể là cơn đau từ nhẹ tới nghiêm trọng, dữ dội. Cảm giác có thể là đau âm ỉ, đau tức hoặc đau nhói như bị điện giật hay chuột rút. Có nhiều tình trạng khác nhau có thể gây ra cơn đau rốn là bệnh gì khác nhau, đó có thể là đau nội tạng, đau thân thể, đau quy chiếu. Cụ thể:
- Đau nội tạng: Được mô tả là cơn đau bắt nguồn từ vấn đề với một cơ quan ở vùng quanh rốn của bụng và có thể gây ra cảm giác đau âm ỉ, đau nhức hoặc buồn nôn. Các vấn đề về ruột non, ruột già hoặc ruột thừa là nguyên nhân phổ biến gây ra đau nội tạng. Vị trí khu trú không rõ ràng như đau thân thể.
- Đau thân thể: Cũng là một dạng đau cảm thụ nhưng đau thân thể được phân loại là đau do tổn thương mô da, cơ, khớp…; cụ thể đối với đau rốn thì cơn đau này có thể xuất phát từ việc phúc mạc (lớp lót) bảo vệ khoang bụng bị kích thích dẫn tới cảm giác đau như bị đâm, thường phát triển do nhiễm trùng hoặc viêm vùng bụng sau rốn.
- Đau quy chiếu: Được hiểu là cơn đau ở một cơ quan hay mô bên ngoài khu vực rốn (xung quanh rốn) và đau lan tới rốn. Cơn đau quy chiếu có thể là cảm giác đau âm ỉ, đau tức, đau nhói hoặc đau như bị đâm.
2. Bị đau rốn là bệnh gì?
Tìm hiểu đau rốn là bệnh gì sẽ giúp điều trị nhanh chóng và chính xác hơn. Nguyên nhân khiến một người bị đau rốn là bệnh gì có thể gồm:
- Khó tiêu: Chứng khó tiêu phát triển do ăn quá nhiều hoặc quá nhanh dẫn tới đau bụng, khó chịu ở vùng thượng vị và đôi khi cơn đau lan về phía rốn kèm theo các triệu chứng khó tiêu khác như đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn. Ăn thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia hoặc các đồ uống chứa caffeine có thể thúc đẩy chứng khó tiêu.
- Thoát vị rốn: Thoát vị rốn xảy ra khi một phần nội tạng, ruột hoặc mô bụng bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường của nó trong cơ thể và lồi qua một điểm yếu ở cơ bụng gần rốn. Mặc dù không phải lúc nào thoát vị rốn cũng có triệu chứng nhưng bạn có thể quan sát được một cục u nhỏ ngay dưới da ở gần rốn hoặc khi hoạt động thể chất sẽ có cảm giác đau rốn và khó chịu.
Thoát vị rốn thường gặp nhất ở nhóm trẻ sơ sinh hoặc đôi khi xảy ra ở người trưởng thành bị béo phì, từng mang thai khiến thành bụng bị suy yếu. Như vậy đau rốn là bệnh gì thì có thể là do thoát vị rốn. Ngoài đau rốn thì thoát vị rốn có thể gây ra các triệu chứng khác bao gồm thay đổi màu da quanh rốn, buồn nôn và nôn mửa.
- Viêm ruột thừa: Xảy ra khi ruột thừa bị viêm dẫn tới các cơn đau quanh rốn và lan tỏa dần tới những khu vực lân cận quanh rốn. Viêm ruột thừa phổ biến hơn ở nhóm từ 10 - 30 tuổi. Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp đặc trưng bởi đau bụng âm ỉ quanh rốn, sau vài giờ thì lan tới hạ sườn phải (triệu chứng hiếm gặp ở trẻ dưới 3 tuổi) khi tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi ho, đi bộ hoặc thực hiện các chuyển động đột ngột.
Ngoài đau quanh rốn thì người bị viêm ruột thừa cũng có thể bị buồn nôn, chán ăn và sốt nhẹ. Đây là trường hợp đau rốn bị bệnh gì cần được chăm sóc y tế khẩn cấp bằng phương pháp cắt bỏ ruột thừa trước khi nó bị vỡ ra dẫn tới các biến chứng tắc ruột hoặc nhiễm trùng ổ bụng nguy hiểm.
- Viêm dạ dày ruột: Thường xảy ra do đường ruột bị nhiễm trùng, có liên quan tới vi khuẩn, virus hoặc do ký sinh trùng. Các triệu chứng viêm dạ dày ruột thường gồm đau quặn bụng, đau thành từng cơn quanh rốn và vùng bụng dưới. Ngoài bị đau rốn thì người bệnh viêm dạ dày ruột cũng có thể bị tiêu chảy ra nước, buồn nôn và nôn mửa, nhức đầu và sốt nhẹ.
Viêm dạ dày ruột thường tự khỏi sau vài ngày tới một tuần mà không cần điều trị và cũng không để lại di chứng. Tuy nhiên cần lưu ý, viêm dạ dày ruột có thể dẫn tới mất nước với các triệu chứng mất nước như khát nước dữ dội, khô miệng, nước tiểu sẫm màu, đi tiểu ít hơn hoặc choáng váng, lú lẫn.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu, bao gồm bàng quang, thận, niệu quản hoặc niệu đạo. Mặc dù ai cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng nữ giới có nguy cơ bị bệnh hơn tới 30 lần do niệu đạo ngắn.
Bị đau rốn là bệnh gì? Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu. Với những cơn đau nhức và áp lực ở vùng rốn hoặc bụng dưới. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu khác có thể gặp như nước tiểu đục, nước tiểu có mùi hoặc nước tiểu có lẫn máu.
- Loét dạ dày - tá tràng: Là một nguyên nhân gây đau rốn là bệnh gì khác, loét dạ dày - tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày hoặc niêm mạc tá tràng bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới các vết loét sâu ở lớp cơ niêm mạc. Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài và nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân phổ biến nhất gây loét dạ dày - tá tràng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, biến chứng viêm loét dạ dày - tá tràng có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, bị hẹp môn vị và thậm chí là ung thư dạ dày.
Triệu chứng loét dạ dày - tá tràng bao gồm cảm giác đau âm ỉ và nóng rát vùng thượng vị, cơn đau có thể lan xuống rốn hoặc lan lên xương ức. Đối với nhiều bệnh nhân thì cơn đau do viêm loét dạ dày - tá tràng thường bắt đầu giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm và kéo dài trong vài phút đến vài giờ. Đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa, cảm thấy no nhanh khi ăn hoặc cảm thấy chướng bụng, khó chịu sau bữa ăn cũng là những triệu chứng thường gặp.
- Nguyên nhân khác: Mặc dù hiếm gặp hơn các nguyên nhân gây ra đau rốn là bệnh gì kể trên nhưng có một số tình trạng sức khỏe khác có thể gây đau rốn cũng cần chú ý, bao gồm: Tắc ruột, viêm tụy, phình động mạch chủ bụng, thiếu máu cục bộ mạc treo cấp tính, căng cơ bụng,...
3. Khi nào bị đau rốn cần thăm khám bác sĩ?
Tùy thuộc nguyên nhân gây đau rốn là bệnh gì mà điều trị sẽ khác nhau, có thể bao gồm điều trị giảm nhẹ đau rốn tại nhà và các can thiệp y khoa khác. Các biện pháp có thể bao gồm: Thuốc không kê đơn, uống đủ nước, thay đổi chế độ ăn uống khi bị tiêu chảy, chườm nóng lên bụng để giảm đau rốn, thuốc kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn, phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, phẫu thuật sửa chữa thoát vị rốn,...
Trong trường hợp tình trạng đau rốn kéo dài trên một tuần hoặc lâu hơn; cơn đau rốn không cải thiện trong vòng 24 - 48 giờ ngay cả khi áp dụng biện pháp giảm đau rốn tại nhà; đau rốn kèm theo buồn nôn và nôn mửa; đau rốn kèm tiêu chảy trên 3 ngày; sốt gần 38 độ C; chán ăn thì cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, hãy tới phòng cấp cứu nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Cơn đau rốn tựa như bị đâm, bụng có cảm giác cứng khi chạm vào, cơn đau lan tới giữa hai vai, khó thở, nôn ra máu, phân có màu nâu, khó xì hơi (đánh rắm) hoặc bí tiểu, đau rốn sau chấn thương hoặc tai nạn ở bụng.
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thực hiện một số thăm khám để kiểm tra nguyên nhân bị đau rốn là bệnh gì bao gồm thăm khám tiền sử, kiểm tra bên ngoài và chỉ định thêm các xét nghiệm như xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng, chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp MRI hay chụp CT,...
Điều quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh hơn là việc bạn nhớ được tần suất, cường độ của cơn đau rốn, vị trí và thời điểm bắt đầu cơn đau rốn, điều gì khiến cơn đau rốn tăng lên hoặc giảm nhẹ, các triệu chứng sức khỏe bất thường kèm theo,...
Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân gây đau rốn là bệnh gì, có thể là bệnh lý nhẹ tự khỏi nhưng cũng có nguyên nhân nghiêm trọng cần được cấp cứu. Các biện pháp khắc phục tại nhà khi bị đau rốn như bù nước, nghỉ ngơi và liệu pháp nhiệt có thể giúp ích nếu cơn đau rốn ở mức độ nhẹ. Nếu bị đau rốn nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm chính xác nguyên nhân cũng như điều trị sớm có thể giúp làm giảm cơn đau và ngăn ngừa biến chứng.