Để phòng tránh lây quai bị, bạn cần phải biết điều này

Ngọc Điệp
25/03/2021 - 14:04
Để phòng tránh lây quai bị, bạn cần phải biết điều này
Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lại dễ thành đại dịch do bệnh này lây qua đường hô hấp. Để phòng tránh lây quai bị, chúng ta cần hiểu biết về đường lây truyền của căn bệnh này.

Quai bị là căn bệnh gây ra bởi một loại virus họ Paramixovirus. Khả năng lây quai bị trong cộng đồng xảy ra rất lớn nếu không có biện pháp bảo vệ và phòng ngừa hiệu quả.


1. Đường lây của quai bị

Bệnh quai bị có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng chủ yếu căn bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ từ 2 đến 12 tuổi và tỷ lệ mắc quai bị ở nam giới cao hơn nữ giới. Tuy không đe dọa tới tính mạng người bệnh nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh quai bị có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất là biến chứng viêm tinh hoàn, gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới.

Nguy hiểm hơn, quai bị là căn bệnh rất dễ lây lan. Đây được xếp vào một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nên khả năng lây lan của nó là có. Thậm chí, quai bị có thể lây lan mạnh mẽ ra ngoài cộng đồng trở thành đại dịch.

Vậy lây quai bị diễn ra như thế nào? quai bị lây theo con đường nào? Câu trả lời là quai bị là căn bệnh lây qua đường hô hấp. Cụ thể, bệnh quai bị lây lan qua các con đường sau:

- Ho hoặc hắt hơi.

- Sử dụng chung vật dụng với người bị mắc bệnh quai bị. Cụ thể là trong trường hợp một người bị nhiễm bệnh chạm lên mũi hoặc miệng, sau đó chạm vào một đồ dùng khác và người chưa bị bệnh vô tình dùng chung đồ dùng đó cũng có nguy cơ bị lây quai bị.

- Ăn uống chung với người bị nhiễm virus quai bị.

- Virus truyền sang cho người khác khi hôn nhau.

Như vậy, lây quai bị xảy ra khi virus gây bệnh có trong nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh và khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện… mà vô tình người lành hít trực tiếp, dùng chung đồ đạc có chứa virus do bệnh nhân thải ra thì sẽ có nguy cơ bị mắc quai bị.

Để phòng tránh lây lan quai bị, bạn cần phải biết điều này - Ảnh 1.

Virus quai bị lây lan bằng con đường hô hấp - Ảnh Internet.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những hạt nước bọt chứa virus quai bị có thể phát tán mạnh trong phạm vi khoảng 1,5 m và cần lưu ý rằng khi gặp gió các hạt nước bọt chứa virus có thể phát tán ra xa hơn. Vì vậy, nếu không có các biện pháp phòng ngừa cẩn thận sẽ rất dễ bùng phát thành ổ dịch quai bị.

Về con đường di chuyển của virus quai bị, khi bạn bị nhiễm bệnh, virus quai bị sẽ di chuyển từ đường hô hấp (cụ thể là mũi, miệng và cổ họng) vào tuyến mang tai và chúng sinh sản tại đây. Chính vì điều này mà những bệnh nhân mắc quai bị bị sưng tuyến mang tai cả hai bên.

Ngoài ra, virus cũng có khả năng xâm nhập vào dịch não tủy. Nếu virus quai bị vào não tủy, nhiều khả năng nó sẽ lây lan sang nhiều bộ phận khác của cơ thể như não, tuyến tụy, tinh hoàn và buồng trứng.

Một vấn đề cần lưu ý là virus Paramyxovirus có trong cơ thể người nhiễm bệnh từ trước khi phát bệnh khoảng 3 đến 5 ngày và 1 tuần sau khi bệnh khởi phát. Nước tiểu của bệnh nhân mắc quai bị cũng có khả năng chứa virus trong khoảng 2 tuần. Hơn nữa, theo các số liệu thực tế, có những trường hợp bị nhiễm virus quai bị nhưng lại không có những biểu hiện rõ rệt và có thể lây sang những người xung quanh mà bản thân người bệnh cũng không hề hay biết.

2. Phòng tránh lây quai bị như thế nào?

Như vậy, sự lây quai bị xảy ra theo con đường hô hấp. Vì thế, biện pháp phòng tránh lây quai bị là chủ động cách li với người nhiễm bệnh. Những người bị mắc quai bị cần tự giác tự cách li với những người khác khoảng 2 tuần. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc, cần đeo khẩu trang để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Quan trọng hơn, đây là căn bệnh có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc-xin. Các chuyên gia khuyến cáo khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, phụ huynh nên cho trẻ tới các trung tâm y tế để tiêm phòng bệnh quai bị. Việc tiêm phòng này sẽ giúp cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể là suốt đời.

Hơn nữa, những người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa tiêm vaccine phòng bệnh thì cần phải tiêm vaccine phòng bệnh quai bị ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh và tránh nguy cơ lây quai bị ra cộng đồng.

Ngoài ra, để đề phòng nguy cơ lây quai bị khi tiếp xúc với người bị nhiễm, cần tiêm vaccine phòng quai bị không quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm