Đề thi Hóa học: Câu hỏi lạ đòi hỏi học sinh phải có kiến thức thực tiễn

26/06/2019 - 12:40
Nhận định về đề thi Hóa học, giáo viên tổ Hóa học - Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng, đề thi bám sát yêu cầu và mục đích của kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Tuy nhiên, vẫn có câu hỏi lạ, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức thực tiễn thì mới có thể làm được.

Đề thi năm 2019 gồm 40 câu hỏi, nội dung thi nằm trong chương trình THPT và chủ yếu thuộc các nội dung kiến thức lớp 12 (36 câu hỏi/90%), 10% (4 câu hỏi) trong đề thuộc phần kiến thức lớp 11. Đề bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo cũng như nội dung hướng dẫn về tổ chức kì thi THPT quốc gia năm 2019 do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.

nhn-nh-thi-thptqg-2019-mn-ha-hc-bieu-do.jpg
Các số liệu liên quan đến đề thi Hóa học kỳ thi THPT Quốc gia 2019

 

nhn-nh-thi-thptqg-2019-mn-ha-hc.jpg
 

Giáo viên tổ Hóa học- Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận xét, các câu hỏi Vận dụng và Vận dụng cao ở mức độ tương đương so với đề thi năm 2018 và Đề thi tham khảo cả về mức độ khó và số lượng câu hỏi. Nội dung đề thi phủ hết toàn bộ các chuyên đề lớp 12 và 3/7 chuyên đề của lớp 11. Các câu Vận dụng cao vẫn chủ yếu thuộc chương trình lớp 12 và ở các chuyên đề quen thuộc là Este, Amin, Amino axit, protein, peptit Đại cương về kim loại, Sắt-một số kim loại nhóm B và hợp chất, Tổng hợp hóa học vô cơ và Tổng hợp hóa học hữu cơ. Các câu hỏi lớp 11 chỉ thuộc cấp độ Nhận biết, Thông hiểu và 1 câu Vận dụng thuộc chuyên đề Hidrocacbon.

Theo giáo viên tổ Hóa học- Hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi được đánh giá tương đối hay, bám sát yêu cầu và mục đích chính của kì thi THPT quốc gia năm 2019. 60% câu hỏi đầu ở mức độ đơn giản, 40% câu hỏi còn lại bắt đầu nâng dần về độ khó và phân hóa theo từng cấp độ điểm để dùng cho mục tiêu phân loại thí sinh.

Trong mã đề thi 213, câu 76 được đánh giá là một câu hỏi lạ, có yếu tố thực hành, thực nghiệm đòi hỏi học sinh phải có kiến thức thực tiễn thì mới có thể xử lí được trong quỹ thời gian cho phép.

Câu 76 (Mã đề 213): Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 mil dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15-20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.

Cho các phát biểu sau:

- Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.

- Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.

- Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

- Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.

- Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol. 

Số phát biểu đúng là:

A. 5.                B. 2.                                       C. 4.                                  D. 3.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm