Vừa qua, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, Bảo hiểm xã hội (BHXH) và ưu đãi người có công do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì, Bộ Y tế đã kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức giá tối đa đối với người không có Bảo hiểm y tế (BHYT) bằng mức giá của người có thẻ BHYT, nhằm khuyến khích người dân tham gia BHYT, tạo bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT.
(Nguồn: Internet) |
Bộ Y tế cũng cho biết, để giảm áp lực lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI), dự kiến từ ngày 1/1/2017 hoặc 1/3/2017 sẽ thực hiện mức giá dịch vụ y tế gồm chi phí trực tiếp phụ cấp; từ ngày 1/7/2017, thực hiện mức giá gồm chi phí trực tiếp phụ cấp tiền lương của nhân viên y tế.
Theo Bộ Y tế, mặc dù quỹ BHYT vẫn có khả năng cân đối được đến hết năm 2018, tuy nhiên, cần phải nghiên cứu, đề xuất tăng mức đóng BHYT từ bây giờ. Do đó, Bộ Y tế đề nghị cho phép Bộ Y tế và các bộ liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng BHYT từ năm 2019 (Luật BHYT quy định mức đóng BHYT tối đa là 6% lương nhưng hiện nay đang đóng 4,5% lương) với 2 phương án.
Một là điều chỉnh với mức 0,3%/năm, dự kiến 2019 là 4,8%; 2010 là 5,1%; 2022 là 5,4%; 2023 là 5,7%; 2024 là 6%. Hai là điều chỉnh với mức 0,5%/năm, theo đó dự kiến 2019 là 5%; 2020 là 5,5%; 2021 là 6%.
Một là điều chỉnh với mức 0,3%/năm, dự kiến 2019 là 4,8%; 2010 là 5,1%; 2022 là 5,4%; 2023 là 5,7%; 2024 là 6%. Hai là điều chỉnh với mức 0,5%/năm, theo đó dự kiến 2019 là 5%; 2020 là 5,5%; 2021 là 6%.
Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đề nghị Chính phủ cho phép để tiếp tục thực hiện mức giá khám chữa bệnh BHYT có tiền lương từ nay đến cuối năm 2016, dự kiến 3 đợt vào tháng 10, 11, 12.