pnvnonline@phunuvietnam.vn
Di nguyện của vị Nữ tướng anh hùng
Tự hào vì được hương khói cho những nữ anh hùng
Chúng tôi đến thăm đền Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội - nơi có đền thờ Hai Bà Trưng và miếu thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định) đúng dịp rằm tháng Chạp ngay trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Như những ngày lễ khác hằng tháng, sau khi đặt lễ, thắp hương tưởng nhớ đến Hai Bà Trưng và bà Ba Định, bà Duy Thị Minh đứng lặng trước tấm bia trong nhà tưởng niệm bà Nguyễn Thị Định đọc lại từng câu, từng chữ xen lẫn niềm tự hào của người phụ nữ và cũng là người dân làng Hát Môn. Bà Minh tâm sự: "Là người dân địa phương, chúng tôi tự hào lắm vì được tận tay hương khói cho những vị nữ anh hùng hào kiệt của đất nước. Cứ ngày rằm, mồng Một hay các ngày lễ Tết, ngày giỗ của Hai Bà Trưng và bà Ba Định, chúng tôi đều sửa soạn lễ nhỏ kính dâng. Mấy năm nay tuổi già, chân tôi thường bị đau nhức, đi lại rất khó khăn, nhưng tôi không thể bỏ thói quen đến đền Hát Môn được".
Bà Minh chia sẻ, bà sinh ra và lớn lên tại thôn 1, làng Hát Môn, nơi có dòng Hát Giang mà Hai Bà Trưng đã tuẫn tiết. Tưởng nhớ công lao của hai vị nữ anh hùng mở đầu cho trang sử đấu tranh giành độc lập suốt ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân địa phương đã lập đền thờ Hai Bà ngay tại mảnh đất này. Sau này, nhà tưởng niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định được lập tại đây, người dân địa phương lại càng thêm tự hào. Mỗi lần chứng kiến người dân từ khắp nơi đến tưởng nhớ các Bà, tôi lại thấy mình vinh dự quá, vì là người dân được sinh sống ở mảnh đất linh thiêng này.
Cụ Trần Duy Giáp là người được người dân trong làng Hát Môn tiến cử làm Thủ từ ở ngôi đền Hát Môn linh thiêng này. Cụ Giáp cho biết, ngày Tết đang đến rất gần, dân làng đang tất bật chuẩn bị cho các ngày lễ lớn trong năm của Đền như ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ chuẩn bị đăng quang lên ngôi vua của Hai Bà Trưng, ngày 6/3 âm lịch là ngày chính giỗ của Hai Bà và ngày 4/9 là ngày Hai Bà thắng trận về khao quân tại nơi này. Vào những ngày lễ, dân làng Hát Môn và người dân nhiều nơi về đây dự lễ. Những dịp này, những người trông coi, đèn nhang khu di tích này đều tự hào giới thiệu về Hai Bà Trưng và sự ra đời nhà tưởng niệm bà Ba Định...
Sống làm Tướng, chết thành Thần
Theo cụ Trần Văn Giáp, ngày 6/3/1990, bà Ba Định về thăm làng Hát Môn và dự lễ kỷ niệm 1950 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và tưởng niệm ngày Hai Bà tuẫn tiết tại Hát Môn. Khi ấy, dân làng đã dâng mời bà Ba Định một mâm bánh trôi đúng bằng số tuổi 70 của bà lúc ấy. Bánh trôi là sản vật truyền thống được dâng cúng vì tương truyền đây là loại bánh mà Hai Bà Trưng đã ăn xong trước khi mất. Hôm ấy, bà Ba Định cũng thưởng thức rất ngon. Bà vô cùng tự hào và khâm phục tinh thần quật khởi và lòng yêu nước bất khuất của Hai Bà Trưng.
"Bà bày tỏ ý nguyện khi "về với tiên tổ", muốn làm một người lính theo hầu dưới trướng của Hai Bà Trưng, thể hiện sự tiếp nối truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc và của người phụ nữ Việt Nam" và mong được theo hầu Hai Bà Trưng ở nơi đây. Sau lần ấy, bà Định không kịp về lại nơi này lần nào nữa. Theo di nguyện của bà Nguyễn Thị Định, người dân Hát Môn đã lập nhà tưởng niệm Nữ tướng ngay trong khuôn viên đền thờ Hai Bà Trưng" - cụ Giáp bùi ngùi nhớ lại.
Ông Kim Văn Quý, người có 30 năm công tại chính quyền xã. Sau khi nghỉ hưu, ông Quý lại được bà con tín nhiệm giao làm Phó Ban bảo vệ di tích đền Hát Môn trong nhiều năm qua. Bao dấu ấn thay đổi của địa phương, dường như ông đều được chứng kiến. Ngày Tết Nguyên đán cận kề, nhưng trong câu chuyện của ông Quý dường như ông không mấy lo lắng, tất bật ngược xuôi sắm Tết mà chỉ say sưa nói về những ngày lễ liên quan đến ngày tưởng nhớ Hai Bà Trưng và bà Định. "Tết thì Tết, cứ phải lo việc cho đền Hát Môn và dâng kính các Bà chu toàn đã" - ông Quý cho biết.
* "Chị Ba Định ạ! Ngày xưa, người dân làng quê bảo nhau rằng những người như chị là sống làm tướng, chết thành thần", nhà sử học Trần Văn Giàu viết trong lời đề tựa tập sách "Nhớ chị Ba Định"
* "Ngay buổi đầu khởi nghĩa chống ách ngoại xâm từ thế kỷ thứ I, nước ta đã có Hai Bà Trưng - hai vị vua nữ anh hùng. Đến thế kỷ 20 đất nước lại có bà Ba Định - Nữ tướng đầu tiên của thời đại Hồ Chí Minh. Làng chúng tôi vinh dự được là nơi đèn nhang mỗi ngày cho các vị nữ anh hùng nên ai cũng tự hào", cụ Trần Duy Giáp, Thủ từ Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ, Hà Nội)
* "Mỗi lần đến đền Hát Môn tưởng nhớ các vị nữ anh hùng, tôi lại thêm một lần nhắc nhở mình phải luôn sống thật tốt, làm người có ích để xứng đáng là con cháu của Hai Bà Trưng và bà Nguyễn Thị Định. Tôi cũng luôn làm gương người mẹ, người bà thật tốt để con cháu mình noi theo", bà Duy Thị Minh, thôn I, xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ, Hà Nội)
Những chiếc xe ô tô, xe máy mang biển số của Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương cũng lần lượt rẽ vào Đền. Người dân ở làng thì cứ lác đác đến từ sáng tới chiều. Người dân quanh vùng, lúc nào xong việc nhà, việc đồng áng là tranh thủ mang lễ tới Đền kính viếng Hai Bà Trưng và bà Ba Định. Trong khuôn viên đền Hát Môn với vẻ cổ kính, uy nghiêm, thi thoảng tiếng thỉnh chuông của người đến lễ lại vang lên, trong làn khói hương bảng lảng là khuôn mặt của những người dân tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ các vị nữ anh hùng của dân tộc. Cụ Giáp cho biết, nhiều lần cụ chứng kiến những người phụ nữ trong quân phục quân đội, những người dân tỉnh xa đến thắp hương cho bà Định xong lại sụt sùi khóc khi xem lại di nguyện, những bức ảnh lưu niệm cũ của bà Định ở nhà Tưởng niệm.
Ông Quý bảo: "Tất cả du khách phương xa về đền Hát Môn, chúng tôi đều giới thiệu thêm về Nhà tưởng niệm bà Ba Định. Được sự giúp đỡ của chính quyền và người thân của bà Định ở tỉnh Bến Tre, nhà tưởng niệm bà Định của chúng tôi có lưu khá đầy đủ hình ảnh và tư liệu của bà Ba Định. Với người dân làng Hát Môn chúng tôi, bên cạnh Hai Bà Trưng thì bà Nguyễn Thị Định cũng như vị thần của toàn dân làng Hát Môn vậy. Chúng tôi chẳng ước gì, chỉ nghĩ làm sao con cháu trong làng Hát Môn này đều sống xứng đáng với anh linh của Hai Bà Trưng và bà Ba Định, nơi mà chúng tôi vẫn thờ tự, hương khói tưởng nhớ mỗi ngày.
Nữ tướng Nguyễn Thị Định (1920 - 1992) quê ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà là một trong những người lãnh đạo phong trào Đồng Khởi Bến Tre và là người chỉ đạo trực tiếp cuộc Đồng Khởi đợt I ngày 17/1/1960 thắng lợi, mở đầu cho phong trào Đồng Khởi trong tỉnh và toàn miền
Sau ngày thống nhất đất nước, bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội: Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Ngày 30/8/1995, Nữ tướng Nguyễn Thị Định được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.