Nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) cho thấy, tế bào mỡ (adipocyte) dưới da có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng bằng cách sản sinh các peptide kháng khuẩn ngăn chặn tác nhân gây bệnh.
Cụ thể, các nhà khoa học đã cho chuột phơi nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus - loại vi khuẩn thường gây nhiễm bệnh da và mô mềm như bệnh chốc lở, viêm tế bào. Sau đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy adipocyte tại vùng phơi nhiễm có sự gia tăng về số lượng và kích cỡ. Điều đáng nói là adipocyte tạo ra một lượng lớn peptide kháng khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây hại khác.
Nhiều chuyên gia nhận định, phát hiện trên mở ra hy vọng điều chế ra hoạt chất chống nhiễm trùng mới.
Cụ thể, các nhà khoa học đã cho chuột phơi nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus - loại vi khuẩn thường gây nhiễm bệnh da và mô mềm như bệnh chốc lở, viêm tế bào. Sau đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy adipocyte tại vùng phơi nhiễm có sự gia tăng về số lượng và kích cỡ. Điều đáng nói là adipocyte tạo ra một lượng lớn peptide kháng khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây hại khác.
Nhiều chuyên gia nhận định, phát hiện trên mở ra hy vọng điều chế ra hoạt chất chống nhiễm trùng mới.
Nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) đã tìm ra một tác dụng khác của tế bào mỡ dưới da (ảnh minh họa)