Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ nhỏ được giáo dục càng sớm càng tốt, có nền tảng vững vàng ngay từ bé thì lớn lên mới có thể bộc lộ tài năng. Nhưng chuyên gia giáo dục khuyên rằng, trẻ dưới 6 tuổi học gì, làm gì đều cần dựa theo sở thích của bé, phụ huynh không nên dùng cách nghĩ chủ quan của mình để dạy con.
- Không nên dạy trẻ vẽ tranh có kỹ thuật
Vẽ tranh cùng như viết chữ hay làm đồ thủ công, là cách thúc đẩy tính sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng thực hành của trẻ. Mỗi một đường nét, mỗi kiểu màu sắc đều thể hiện một câu chuyện trong tâm hồn trẻ, nếu vẽ tranh theo nguyên tắc hoặc chuẩn mực nào đó sẽ làm mất đi tính chất hồn nhiên trong mỗi bức tranh mà bé vẽ, đồng thời hạn chế tư duy và cách nghĩ của bé.
- Đừng bắt trẻ học vẹt
Trẻ học thuộc các bài thơ dài, lượng lớn từ vựng tiếng Anh hay các công thức toán học quá sớm không phải là điều có lợi cho bé, việc này ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của não bộ trẻ. Ngoài ra học vẹt, ghi nhớ một cách miễn cưỡng sẽ làm tăng áp lực tâm lý cho bé, làm giảm hứng thú học của bé sau này. Hơn nữa học thuộc mà không hiểu sẽ hình thành thói quen học không tốt cho trẻ từ sớm.
- Không ép buộc trẻ nhận diện mặt chữ, viết chữ
Biết đọc, biết viết là việc trẻ cần hoàn thành khi vào học tiểu học, trước 6 tuổi bố mẹ có thể dạy cho bé biết trước một ít nhưng không nên buộc trẻ học nhiều chữ, nhớ và viết được ngay. Trẻ còn nhỏ nên các cơ ở cánh tay còn yếu, nếu cầm bút trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương.
- Không nên giới hạn thời gian chơi đùa của trẻ
Trẻ dưới 6 tuổi mỗi ngày chỉ có “nhiệm vụ” ăn, ngủ và chơi. Bé cần được chơi tự do vì chỉ có chơi đùa mới giúp bé bộc lộ tính cách, ngoài ra các món đồ chơi sẽ là những người bạn giúp bé có nhiều niềm vui trong giai đoạn này. Bố mẹ không nên hạn chế thời gian chơi của con, nếu sợ bé ham chơi sau này đi học không chịu khó học hành thì bố mẹ có thể mua cho bé một số món đồ chơi trí tuệ, sách tập tô tập vẽ... để bé vừa chơi mà vừa học.
- Không bắt trẻ vận động quá nhiều