pnvnonline@phunuvietnam.vn
Đổ mồ hôi lạnh có phải đang cảnh báo một cơn đau tim?
Tình trạng đổ mồ hôi lạnh xảy ra khi bạn đột nhiên xuất hiện cảm giác ớn lạnh trong cơ thể. Kèm theo đó là việc đổ mồ hôi bất thường dù nhiệt độ bên ngoài môi trường nóng hay lạnh.
Các vị trí xuất hiện đổ mồ hôi lạnh: Lòng bàn tay, nách,...
Tuy nhiên, đổ mồ hôi lạnh không giống với đổ mồ hôi bình thường. Đổ mồ hôi lạnh không xảy ra do bạn tập thể dục quá nặng hoặc do nhiệt độ cao. Tình trạng đổ mồ hôi lạnh xảy ra cũng khác so với việc đổ mồ hôi vào ban đêm.
Trong khi tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm thường sẽ khiến bạn cảm giác có một lớp mồ hôi khắp cơ thể và quần áo cũng như ga trải giường và chăn của bạn có thể bị ẩm ướt. Tuy nhiên, tình trạng đổ mồ hôi ban đêm thực tế chỉ xảy ra khi bạn đang ngủ.
1. Đổ mồ hôi lạnh là gì?
Tình trạng đổ mồ hôi lạnh xảy ra trong phản ứng khi con người chuẩn bị chạy trốn hoặc khi bạn đang bị thương. Tình trạng này có thể phổ biến hơn đối với các tình trạng ngăn cản oxy hoặc lưu thông máu khắp cơ thể.
Thực tế, nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi lạnh xảy ra do nhiều tình trạng khác nhau. Thông thường chúng có liên quan đến phản ứng của cơ thể con người.
Cũng có thể đổ mồ hôi lạnh xảy ra do sốc. Sốc xảy ra khi cơ thể bạn phản ứng đối với điều kiện môi trường khắc nghiệt hoặc cũng có thể do bạn có chấn thương nặng. Điều này khiến cơ thể bạn dễ dàng rơi vào tình trạng sốc khiến các cơ quan không nhận được nhiều oxy hoặc máu để những cơ quan này tiếp tục hoạt động.
Đối với hiện tượng sốc quá lâu ở cơ thể cũng có thể khiến bạn bị tổn thương. Trong một số trường hợp nặng có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không kịp thời nhận điều trị.
2. Nguyên nhân của tình trạng đổ mồ hôi lạnh
Đổ mồ hôi lạnh còn có thể xuất hiện kèm theo một vài triệu chứng khác như:
- Da của người bị đổ mồ hôi lạnh bị nhợt nhạt bất thường.
- Người bệnh thở nhanh.
- Cảm thấy buồn nôn, có cảm giác nôn nao.
- Đồng tử giãn bất thường.
- Cảm thấy kiệt sức, yếu.
- Bị chóng mặt.
- Xuất hiện cảm giác lo lắng, bất thường hoặc cảm giác quá căng thẳng.
- Bị nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết cũng có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi lạnh.
>> Bệnh nhiễm trùng là gì và cách nhận biết đơn giản nhất
Lưu ý, nếu người bệnh bị nhiễm trùng huyết cần tìm đến bệnh viện ngay lấp tức nếu xuất hiện triệu chứng đổ mồ hôi lạnh với bất kỳ triệu chứng nào kèm theo như: sốt cao, lạnh, rùng mình, mất phương hướng, thở nhanh, khó thở, mất ý thức, buồn nôn hay chóng mặt.
- Buồn nôn hoặc chóng mặt.
- Ngất xỉu.
- Bị đau dữ dội do chấn thương.
- Căng thẳng hoặc lo lắng cũng có thể gây đổ mồ hôi lạnh.
- Chứng đau nửa đầu.
- Đổ mồ hôi lạnh là gì, xuất hiện khi cơ thể bị thiếu oxy.
- Người bị bệnh huyết áp thấp cũng dễ bị đổ mồ hôi lạnh.
- Mãn kinh trở thành nguyên nhân khiến cơ thể phụ nữ bị đổ mồ hôi lạnh.
- Người bị bệnh tăng tiết mồ hôi cũng có thể đổ mồ hôi lạnh.
3. Đổ mồ hôi lạnh có phải dấu hiệu cảnh báo một cơn đau tim chuẩn bị diễn ra?
Tình trạng đổ mồ hôi lạnh là gì, đây có phải dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim hay không khiến nhiều người lo lắng.
Có thể nhận định đổ mồ hôi lạnh có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn đau tim. Do đó, khi bị đổ mồ hôi lạnh, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của y tế với bất kỳ triệu chứng nào kèm theo dưới đây:
- Đổ mồ hôi lạnh kèm theo triệu chứng khó chịu hoặc bị đau ở ngực, có cảm giác như kéo hoặc ép và bị đầy hơi.
- Xuất hiện cảm giác khó thở.
- Có thể khó chịu vì bị đau ở hàm, dạ dày hoặc đau ở lưng.
- Bị chóng mặt, choáng váng.
Ngay khi xuất hiện những triệu chứng trên kèm với đổ mồ hôi lạnh, lập tức tìm đến sự giúp đỡ của y tế để nhận điều trị kịp thời.
4. Điều trị đổ mồ hôi lạnh bằng biện pháp nào?
Bản chất, đổ mồ hôi lạnh muốn điều trị đúng cách cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể lựa chọn một vài biện pháp như sau:
- Uống nhiều nước trong ngày có thể giúp bạn không bị mất nước.
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thường xuyên.
- Tránh xa những thói quen hút thuốc lá hoặc uống quá nhiều rượu bia là biện pháp ngăn ngừa tình trạng đổ mồ hôi lạnh.
Trong một số trường hợp oxy cung cấp thấp, cần hít thở sâu và có thể giúp khôi phục lượng oxy cần thiết cung cấp cho máu. Ngoài ra, có thể áp dụng một vài kỹ thuật khác như kỹ thuật ngồi thiền, thư giãn làm dịu sự lo lắng hoặc căng thẳng. Điều này giúp bạn lấy lại hơi thở.
Đối với một số tình trạng đổ mồ hôi lạnh có thể được quản lý bằng thuốc như:
- Thuốc chống mồ hôi theo đơn của bác sĩ.
- Thuốc chẹn thần kinh có tác dụng ngăn các dây thần kinh của bạn ra lệnh cho não bộ của bạn tiết mồ hôi.
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm.
- Có thể tiêm botox đem lại hiệu quả ngăn chặn các dây thần kinh ra lệnh cho não tiết ra mồ hôi.
Người bị đổ mồ hôi lạnh cần gặp bác sĩ khi nào?
Đổ mồ hôi lạnh cần gặp bác sĩ nếu người bệnh bị nhiễm trùng hoặc bị thương nặng. Đặc biệt cần được chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh tổn thương lâu dài.
Ngoài ra, nếu nghĩ rằng mình đang có dấu hiệu của cơn đau tim cũng nhanh chóng đến cơ sở y tế hoặc tìm người giúp đỡ để đến bệnh viện kịp thời.
Đổ mồ hôi lạnh cũng có thể là một tình trạng tiềm ẩn từ lo lắng hoặc mãn kinh. Sau đó bác sĩ có thể làm việc để xây dựng kế hoạch kiểm soát triệu chứng. Đây là nguồn tốt nhất giúp bạn hiểu thêm về những điều đang xảy ra và cách đối phó với bất kỳ triệu chứng nào đang gặp phải.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/cold-sweats#causes
https://www.nhs.uk/conditions/night-sweats/
https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/understanding-the-stress-response