Đổ mồ hôi quá nhiều: Nguyên nhân và biện pháp điều trị, phòng tránh

Nắng Mai
25/07/2020 - 08:41
Đổ mồ hôi quá nhiều: Nguyên nhân và biện pháp điều trị, phòng tránh
Mùa hè, thời tiết nóng bức, thời gian lao động ngoài trời, đi lại khiến mọi người đổ mồ hôi nhiều. Tuy nhiên, những người ra mồ hôi quá mức, thậm chí ngay cả khi đang ngủ thì cần kiểm tra và chữa trị.

1. Những nguyên nhân đổ mồ hôi

Bản chất mồ hôi là cách tự nhiên giúp cơ thể duy trì nhiệt độ bên trong bình thường. Hệ thần kinh báo hiệu cho các tuyến mồ hôi có kích hoạt khi nhiệt độ cơ thể con người tăng lên. Do đó, mồ hôi tạo ra độ ẩm trên da, khi bay hơi có hiệu quả giúp cơ thể làm mát.

Một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên là do lo lắng, nhiệt độ môi trường bên ngoài quá nắng nóng hoặc bị sốt cao. Cũng có thể đổ mồ hôi nhiều xảy ra do ăn các loại thực phẩm cay nóng, đồ uống nóng.

Thực tế, việc đổ mồ hôi nhiều không phải lúc nào cũng bất thường. Nhưng đối với một số tường hợp thì đổ mồ hôi nhiều còn có thể là do những nguyên nhân khác như:

- Đổ mồ hôi nhiều do phụ nữ mang thai hoặc mãn kinh:

Tình trạng đổ mồ hôi này của phụ nữ xảy ra khi phụ nữ có những thay đổi khác biệt do mang thai làm thay đổi nội tiết tố gây ảnh hưởng đến nội tiết, điều này khiến phụ nữ toát mồ hôi nhiều hơn.

Ngoài ra, toát mồ hôi như tắm cũng là do bốc hỏa 85% phụ nữ trải qua vào thời kỳ mãn kinh.

- Căng thẳng khiến bạn đổ mồ hôi nhiều:

Thường xuyên bị căng thẳng gây ra tình trạng đổ mồ hôi. Đây là tình trạng khiến việc này tồi tệ hơn. Lo lắng, căng thẳng kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến mồ hôi chảy ra khắp cơ thể.

Đổ mồ hôi quá nhiều: Nguyên nhân và biện pháp điều trị, phòng tránh - Ảnh 2.

Tình trạng căng thẳng khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi - Ảnh Internet

- Các loại thức ăn không phù hợp:

Nguyên nhân khiến bạn bị đổ mồ hôi nhiều có thể xảy ra do cơ thể có mùi tanh của cá, bị rối loạn di truyền khiến cơ thể không thể chuyển hóa trimethylamin. Đây là một hợp chất được sản xuất trong quá trình tiêu hóa thực phẩm như: đậu, trứng, cá,...

Tuy nhiên, nếu cơ thể không chuyển hóa được trimethylamin và thoát ra ngoài thông qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở thì để giảm thiểu việc tích tụ trimethylamin gây hại cho cơ thể bạn nên giảm ăn các loại thức ăn như: trứng, gan, cá, súp lơ xanh,... Ngoài ra, tình trạng này bạn cũng nên gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

- Bị Hyperhidrosis khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi:

Nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật co thể bị kích thích quá mức khiến cơ thể bị sai lệch tín hiệu truyền. Đây là nguyên nhân khiến mồ hôi được bài tiết liên tục khiến cơ thể không thể kiểm soát.

Nguyên nhân gây ra bệnh Hyperhidrosis chưa được xác định nhưng trong đó có yếu tố di truyền, khi bố mẹ bị đổ mồ hôi nhiều thì khả năng bị đổ mồ hôi cao lên đến 28%.

- Có thể do mắc một số bệnh lý khác:

Cơ thể bị tăng tiết mồ hôi do một số bệnh lý tiềm ẩn, việc này làm tăng nguy cơ bị đổ mồ hôi nhiều do các bệnh: cường giáp, bệnh gút, bệnh Parkinson hoặc ung thư bạch huyết có thể xảy ra khi đổ mồ hôi quá nhiều đặc biệt là ban đêm.

Đổ mồ hôi quá nhiều: Nguyên nhân và biện pháp điều trị, phòng tránh - Ảnh 3.

Một số bệnh lý cũng có thể khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi - Ảnh Internet

2. Cần làm gì khi đổ mồ hôi quá nhiều

Muốn điều trị đổ mồ hôi quá nhiều cần nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tăng tiết mồ hôi để kịp thời xử lý. Một vài gợi ý giúp giảm tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở con người như:

- Sử dụng chất chống ra mồ hôi ngoài da:

Một trong những biện pháp được xem như đơn giản nhất để điều trị đổ mồ hôi nhiều. Các loại chất chống ra mồ hôi nhiều gồm chứa muối nhôm, nếu được thoa lên da bị kín lỗ chân lông giúp ngăn chặn mồ hôi thoát ra ngoài cơ thể.

Các loại chất chống ra mồ hôi ngoài da này được bào chế dưới nhiều dạng như: dạng xịt, lăn hoặc dạng bột sử dụng để bôi, xoa. Trước khi bôi, xịt bạn cần làm khô cơ thể, điều này sẽ khiến cơ thể bạn không bị kích ứng da.

- Lựa chọn trang phục phù hợp:

Đối với các loại trang phục trong mùa hè, thời tiết nóng thì bạn nên lựa chọn các loại vải thấm mồ hôi. Việc chú ý đến màu sắc của trang phục cũng cần để ý vì các loại trang phục sáng màu sẽ càng làm lộ rõ tình trạng đổ mồ hôi của bạn.

Nếu bị đổ mồ hôi nhiều ở chân, bạn nên lựa chọn các loại giày dép để mồ hôi chân được thấm hút và không gây mùi khó chịu.

Đổ mồ hôi quá nhiều: Nguyên nhân và biện pháp điều trị, phòng tránh - Ảnh 4.

Nên lựa chọn các loại trang phục thoáng mát, thấm mồ hôi để mặc mùa hè - Ảnh Internet

- Không nên ăn các loại thức ăn cay nóng hoặc đồ uống chứa caffein:

Nên tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng như ớt, hạn chế ăn tỏi vì chúng có thể gây ra mùi không thơm tho cho cơ thể.

Không chỉ vậy, các loại đồ uống có chứa caffein cũng khiến vấn đề mồ hôi trên cơ thể diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn.

- Giữ vệ sinh cơ thể:

Đối với cơ thể bị đổ mồ hôi quá nhiều, dễ khiến bạn mắc các bệnh ngoài da, mùi hôi.

Để có thể đối phó với tình trạng này, bạn cần tắm hàng ngày, nếu có điều kiện có thể tắm nhiều lần trong ngày. Ngăn ngừa các vấn đề phát sinh do cơ thể bị đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, có thể mang theo khăn mềm để thấm mồ hôi hoặc mang theo các loại chất chống mồ hôi thường xuyên giúp kiểm soát mồ hôi tiết ra.

Đổ mồ hôi quá nhiều, khi nào cần nhận điều trị?

Thực tế, các biện pháp khắc phục ở trên cũng đã giúp bạn kiểm soát tốt hơn về tình trạng mồ hôi trên cơ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn.

Do đó, một số tình trạng không thể áp dụng các phương pháp khắc phục đổ mồ hôi ở trên có thể điều trị bằng các bệnh lý nền gây tăng tiết mồ hôi, sử dụng thuốc, tiêm botox, phẫu thuật,... Nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều diễn ra nghiêm trọng, bạn cần tìm đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm