Bà Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705, biệt hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, con gái ông Đoàn Doãn Nghi, quê ở làng Giai Phạm, sau đổi thành Hiến Phạm, huyện Văn Giang nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Nữ sĩ vốn gốc họ Lê, đến đời thân phụ mới đổi sang họ Đoàn.
Đoàn Thị Điểm rất được gia đình nâng niu, 6 tuổi đã được theo thầy học kinh sử lễ nghi, thông minh mẫn tuệ, học đâu nhớ đấy. Ngoài học kinh sách, bà còn được bà và mẹ dạy đủ nghề nữ công nữ tắc, thêu thùa may vá, làm những món ăn kinh kỳ ngon lành, khéo léo.
Được nuôi dạy chu đáo lại thừa hưởng vẻ duyên dáng từ mẹ nên Đoàn Thị Điểm từ nhỏ đã nổi danh tài trí nhan sắc hơn người.
Tương truyền, một buổi tối trăng sáng, anh trai bà là Đoàn Doãn Luân vừa viết xong bài luận, ra bờ ao rửa tay, đi ngang thấy bà đang soi gương tô lông mày, ông ra một vế đối để đùa: Chiếu kính họa my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm. (Soi gương vẽ mày, một chấm trở thành hai chấm)
Bà đối lại ngay: Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.
(Ra ao ngắm trăng, một vầng chuyển hóa hai vầng)
Chuyện đối đáp của anh em bà đã trở thành những giai thoại văn học đặc sắc đến nay vẫn còn truyền tụng.
|
Năm 16 tuổi, Đoàn Thị Điểm được quan Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi, đưa về Kinh thành Thăng Long. Đây là thời gian bà đọc được rất nhiều sách quý trong kho sách của quan Thượng Thư nên vốn kiến thức càng được mở rộng.
Thấy con gái nuôi thông minh lỗi lạc, vị Thượng thư có ý định dạy dỗ những điều cần thiết để tiến cử vào cung nhưng bà kiên quyết từ chối.
Thấy con gái nuôi thông minh lỗi lạc, vị Thượng thư có ý định dạy dỗ những điều cần thiết để tiến cử vào cung nhưng bà kiên quyết từ chối.
Thế kỷ XVII - XVIII, Thăng Long là nơi phồn hoa đô hội, văn nhân bốn phương kéo về hội tụ tìm thầy tìm bạn luyện tập văn bài, chờ dịp ứng thí.
Thời ấy anh trai bà cũng là hàng danh sĩ, bạn văn thường xuyên lui tới nhà ông đàm đạo. Bà thường thay anh pha trà tiếp khách. Phong vị của miếng trầu bà têm, ấm trà bà hãm cùng với tài đối đáp bình luận thơ văn của bà khiến nhiều văn nhân sĩ tử phải trân trọng quyến luyến. Danh tiếng tài nữ họ Đoàn lại càng truyền đi khắp kinh kỳ.
Thời ấy anh trai bà cũng là hàng danh sĩ, bạn văn thường xuyên lui tới nhà ông đàm đạo. Bà thường thay anh pha trà tiếp khách. Phong vị của miếng trầu bà têm, ấm trà bà hãm cùng với tài đối đáp bình luận thơ văn của bà khiến nhiều văn nhân sĩ tử phải trân trọng quyến luyến. Danh tiếng tài nữ họ Đoàn lại càng truyền đi khắp kinh kỳ.
Chúa Trịnh nghe danh bà, gọi vào phủ ban chức Giáo tập trong cung, chuyên dạy lễ nghi văn học cho cung nữ. Không được bao lâu, cha bà lâm bệnh qua đời. Bà về chịu tang cha rồi sống ở quê cùng anh trai.
Năm 1733, anh trai bà ốm nặng rồi mất. Không còn ai gánh vác gia đình nên bà đã duy trì việc dạy học để nuôi mẹ già, chị dâu ốm yếu và 2 cháu. Để đủ sống, không chỉ dạy học, bà còn làm thêm nhiều việc khác như bốc thuốc, soạn văn từ, cho câu đối…
Năm 1739, ở Sơn Nam, Hải Dương, nông dân nổi dậy chống lại cường quyền, loạn lạc khắp vùng. Không thể ở yên được, bà phải đưa gia đình chạy về xã Chương Dương (nay thuộc Thường Tín, Hà Nội) sinh sống. Tại đây bà lại mở trường dạy học, nhờ có danh tiếng nên học trò theo rất đông.
Ở tuổi ngoài 30, bà là một nữ sĩ tài hoa nhưng cũng mang cốt cách quân tử như một nhà nho thực thụ. Tương truyền bà tự tay thêu 3 chiếc túi trầu rất đẹp thường mang theo bên mình, trong đó có một chiếc thêu hình Tùng-Trúc-Mai với hai chữ Tam Hữu (ba người bạn) – biểu tượng thanh cao của người quân tử.
Trong thời gian ở Chương Dương, có nhiều người đem lễ vật trọng hậu tới cầu hôn nhưng bà đều một mực từ chối, lấy cớ còn phải chăm sóc mẹ già, nuôi dạy các cháu.
Năm 1743, Đoàn Thị Điểm 38 tuổi đã không muốn nghĩ đến hôn nhân nữa, quyết lòng ở vậy, nhưng rồi một người đàn ông tên là Nguyễn Kiều đã đến với bà. Ông cũng là bậc danh sĩ đương thời, đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi rồi làm quan đến chức Thị lang bộ Binh. Trước khi đến với bà, ông đã có 2 đời vợ.
Biết tiếng bà đã lâu nhưng e ngại mình ở cảnh dở dang, đắn đo mãi ông mới liều sai người đưa thư đến cầu hôn. Nhận được thư của ông, bà bối rối bởi Nguyễn Kiều chính là người đàn ông mà bà mong nhớ cách đây 20 năm. Thấy bà không từ chối ngay nhưng cũng không trả lời, biết bà đã xao lòng, 10 ngày sau ông lại gửi tiếp một bức thư lời lẽ chân thành tha thiết, lại viện dẫn việc ông sắp phải đi sứ để bà đưa ra quyết định. Trước mối chân tình, không cưỡng lại lòng mình, bà đồng ý về với ông.
Cuộc hôn nhân với Nguyễn Kiều đã đem lại cho bà những ngày hạnh phúc. Trong chốn khuê môn, vợ chồng ý hợp tâm đầu, trọng nhau như khách. Người đương thời ngưỡng mộ đây là một câu chuyện đẹp.
Nhưng nạnh phúc chưa tròn một tháng, ngày đi sứ của Nguyễn Kiều đã đến. Vừa chân ướt chân ráo về làm dâu, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm lại phải một vai gánh vác giang sơn nhà chồng, một thân nuôi già dạy trẻ.
Trong thời gian đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Kiều làm rất nhiều thơ, trong đó có nhiều bài bày tỏ nỗi nhớ nhung da diết người vợ mới cưới nơi quê nhà. Về phía bà Điểm, duyên mới đang lúc mặn nồng lại phải chịu cảnh phân ly, bà cũng buồn rầu thương nhớ người chồng nơi đất khách. Nỗi nhớ thương được bà gửi gắm vào các tác phẩm viết ra trong thời kỳ này, đó là truyện ký An Ấp liệt nữ và Chinh phụ ngâm diễn âm.
Cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, chính sự triều Lê - Trịnh nhiều điều hủ bại, nhiều nơi nông dân nổi lên chống lại triều đình, nhiều người phải lìa nhà đi chinh chiến. Bấy giờ ông Đặng Trần Côn cảm thời thế đã sáng tác bài Chinh phụ ngâm khúc theo lối Nhạc phủ gồm 470 câu thơ chữ Hán để diễn tả nỗi lòng người chinh phụ trong cảnh vắng chồng. Tác phẩm ra đời gây một tiếng vang lớn trên văn đàn, ngay lập tức nhiều người truyền tay chép lại để lưu giữ trong nhà. Cũng như nhiều người yêu văn chương khác, chính Đoàn Thị Điểm cũng say mê Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn. Bà đã diễn tả lại bằng chữ Quốc ngữ và Chinh phụ ngâm diễn âm của Đoàn Thị Điểm đã được ra đời như vậy. Nó chính là tiếng lòng của người nữ sĩ tài hoa. |
Chinh phụ ngâm diễn âm của Đoàn Thị Điểm ra đời được xem là tác phẩm ưu tú nhất của nền thi văn trung đại Việt Nam. Chính tác phẩm này đã đưa tên tuổi của bà lên đỉnh cao trong nền văn học nước nhà.
Ngày Nguyễn Kiều đi sứ trở về, Đoàn Thị Điểm trao cho chồng xem bản diễn âm Chinh phụ ngâm. Thấm thía nỗi lòng của vợ qua từng câu thơ, ông vô cùng xúc động và kính phục tài năng của bà.
Vợ chồng bà sum vầy chưa được 3 năm thì năm 1748, ông lại được lệnh vào giữ chức Tham nghị ở Nghệ An. Bà phải giã biệt người thân ở Thăng Long theo chồng. Rồi thuyền vừa rời Thăng Long được vài ngày thì bà lâm bệnh.
Vào đến Nghệ An, bệnh bà trở nặng. Chồng bà đã hết sức tìm thầy chạy thuốc nhưng bệnh bà không giảm. Ngày 11 tháng 9 năm Đinh Mão (1748), bà qua đời. Phần mộ của bà hiện nay an táng tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Vợ chồng bà sum vầy chưa được 3 năm thì năm 1748, ông lại được lệnh vào giữ chức Tham nghị ở Nghệ An. Bà phải giã biệt người thân ở Thăng Long theo chồng. Rồi thuyền vừa rời Thăng Long được vài ngày thì bà lâm bệnh.
Vào đến Nghệ An, bệnh bà trở nặng. Chồng bà đã hết sức tìm thầy chạy thuốc nhưng bệnh bà không giảm. Ngày 11 tháng 9 năm Đinh Mão (1748), bà qua đời. Phần mộ của bà hiện nay an táng tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Nhân dân phường Phú Thượng trong buổi lễ hợp táng vợ chồng Tiến sĩ Nguyễn Kiều - nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, tháng 7/2011. |
Tên tuổi của Đoàn Thị Điểm đã được xếp vào vị trí là một tác gia lớn của nền văn học thời trung đại với bút pháp đa dạng, vừa giỏi văn Hán, lại cũng vừa giỏi thơ Nôm. Bà sáng tác nhiều nhưng tản mát phần lớn. Ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm, bà còn là tác giả tập truyện ký, Truyền Kỳ Tân Phả và một ít thơ văn câu đối chữ Hán, chữ Nôm được lưu giữ trong Hồng Hà phu nhân di văn.
Ngoài ra, đóng góp của bà Đoàn Thị Điểm còn ở những giá trị nhân văn cao cả, những tư tưởng lớn lao vì dân vì nước và những đặc sắc về nghệ thuật mà bà gửi gắm trong các trước tác của mình.
Ngoài ra, đóng góp của bà Đoàn Thị Điểm còn ở những giá trị nhân văn cao cả, những tư tưởng lớn lao vì dân vì nước và những đặc sắc về nghệ thuật mà bà gửi gắm trong các trước tác của mình.