Đối phó với gió mùa tăng cường: Làm gì để không bị sốc nhiệt, cảm lạnh?

Nắng Mai
28/11/2020 - 12:26
Đối phó với gió mùa tăng cường: Làm gì để không bị sốc nhiệt, cảm lạnh?
Thời tiết chuyển lạnh đột ngột, đây trở thành nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người bị bệnh đặc biệt là trẻ nhỏ khi nguy cơ bị viêm phổi tăng cao.

Đợt gió mùa tăng cường này khiến miền Bắc đang rét, nhiệt độ giảm đột ngột, giảm sâu. Trong khi đó những ngày trước thời tiết nắng nóng.

1. Cần làm gì khi nhiệt độ thay đổi đột ngột?

Sự thay đổi đột ngột này các chuyên gia đưa ra khuyến cáo rằng gió mùa đến việc đầu tiên cần làm để bảo vệ sức khỏe là giữ ấm cơ thể. Những vùng đặc biệt cần giữ ấm là phần cổ.

Ngoài ra, sáng sớm và chiều tối nhiệt độ giảm thấp hơn. Cổ họng chính là khu vực nhạy cảm nhất với thời tiết lạnh. Do đó, nếu không bảo vệ cẩn thận có thể mắc bệnh viêm họng và dẫn đến cảm cúm, cảm lạnh cũng như nhiều bệnh tai mũi họng khác.

Có thể sử dụng nước muối sinh lý để sát trùng họng và mũi vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để bảo vệ tai - mũi - họng.

Nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể gây ra:

- Trời lạnh đột ngột còn có thể gây ra hiện tượng sốc nhiệt nếu mọi người chủ quan không mặc quần áo ấm khi ra ngoài. Hiện tượng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe như bị cảm lạnh, choáng váng. Càng nguy hiểm hơn đối với những người mắc bệnh về tim mạch.

Đối phó với gió mùa tăng cường: Làm gì để không bị sốc nhiệt, cảm lạnh - Ảnh 2.

Người cao tuổi, gió mùa tăng cường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, hô hấp - Ảnh Internet

- Đối với người cao tuổi, gió mùa tăng cường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, hô hấp tăng cao như bệnh đau thần kinh liên sườn hay đau lưng.

- Dịch bệnh cũng có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Để bảo vệ sức khỏe trước sự thay đổi đột ngột của thời tiết và không bị sốc nhiệt, bạn cần mặc đủ ấm, bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng bằng thực phẩm và uống đủ nước.

2. Mối lo ngại viêm phổi ở trẻ nhỏ khi gió mùa

Phụ huynh có con nhỏ, khi gió mùa đến, đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm và dễ khiến trẻ mắc các bệnh đường hô hấp do bị các virus hợp bào tấn công.

Không chỉ vậy, khi gió mùa về, các bệnh viện, cơ sở y tế lại đông đúc trẻ em mắc bệnh viêm phế quản, viêm đường hô hấp và viêm phổi tùy theo mức độ từ nhẹ đến nặng.

Chăm sóc trẻ nhỏ khi gió mùa phụ huynh cần chú ý viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì bệnh diễn biến nhanh, nặng và khi biểu hiện không rầm rộ như trẻ lớn hơn. Các triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ có thể bị bỏ qua.

Đối phó với gió mùa tăng cường: Làm gì để không bị sốc nhiệt, cảm lạnh - Ảnh 3.

Phụ huynh tuyệt đối không lơ là chăm sóc và giữ ấm cơ thể cho trẻ khi gió mùa tăng cường đến - Ảnh Internet

Có rất nhiều trẻ mắc bệnh viêm phổi nhưng không ho, không sốt mặc dù bệnh viêm phổi đã rất nặng. Cha mẹ cần chú ý tới trẻ sơ sinh dưới 30 ngày tuổi khi bị viêm phổi vì thân nhiệt trẻ hạ thay vì tăng như diễn biến thông thường ở bệnh viêm phổi.

Vì vậy, muốn phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ trong giai đoạn này các bác sĩ đưa ra lời khuyên, phụ huynh tuyệt đối không lơ là chăm sóc và giữ ấm cơ thể cho trẻ. Luôn giữ ấm cho trẻ, gió mùa nên cho trẻ ở trong nhà với nhiệt độ phòng từ 27 đến 29 độ C. Tuy nhiên, hằng ngày phụ huynh cần mở cửa để thông gió và thay đổi không khí trong phòng cho trẻ.

=>> Phụ huynh có thể đọc thêm bài viết: Cách nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ em để phát hiện sớm bệnh viêm phổi ở trẻ.

3. Gió mùa tăng cường gây cảm lạnh, cần làm gì?

Khi nhiệt độ giảm đột ngột, đặc biệt nếu bạn vô tình dính mưa lúc thay đổi thời tiết thì cảm lạnh rất có thể xảy ra. Các biểu hiện ban đầu của bệnh xuất hiện như: nhức đầu, mệt mỏi.

Các triệu chứng xảy ra khác như cơ thể uể oải, ớn lạnh dọc xương sống, sợ lạnh, đầy bụng. Thậm chí có nhiều trường hợp đi tiêu phân lỏng, có sốt nhẹ, có thể hạ đường huyết, người xuất hiện cảm giác bị bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững,...

Đối phó với gió mùa tăng cường: Làm gì để không bị sốc nhiệt, cảm lạnh - Ảnh 4.

Gió mùa tăng cường làm thay đổi về nhiệt độ, không khí, độ ẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh - Ảnh Internet

Để tránh bị cảm lạnh do gió mùa tăng cường bạn có thể uống nước gừng tươi. Nước gừng tươi được đun bằng cách: Sử dụng một củ gừng tươi, rửa sạch, thái lát, đun sôi nước, thêm đường và uống nóng.

Nếu bị ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh khi gió mùa đến, bạn có thể sử dụng gừng chữa ho bằng cách lấy gừng tươi, rửa sạch, ép nước rồi nấu với vỏ quýt và vỏ quế để uống. Khi triệu chứng ho không khỏi có thể dùng nước gừng để pha với mật ong uống.

Tuy nhiên, các trường hợp ho lâu do cảm lạnh bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra. Có nhiều trường hợp ho có thể xuất hiện do sự thay đổi thất thường, đột ngột của thời tiết. Tuy nhiên, cũng có thể ho dai dẳng xảy ra do bệnh lý khác.

Gió mùa tăng cường làm thay đổi về nhiệt độ, không khí, độ ẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, muốn bảo vệ sức khỏe khi gió mùa đến, bạn cần chủ động thay đổi thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm