Đối phó với nỗi sợ nhiệt miệng

16/04/2016 - 03:00
Một số sản phẩm thiên nhiên có thể giúp bạn khắc chế những nốt nhiệt miệng quái ác đang khiến bạn gặp khó khăn khi ăn uống hay chuyện trò.
doi-pho-voi-nhiet-mieng-1.jpg
Bình xịt chứa tinh dầu bạc hà và bạch đàn sẽ giúp bạn xao dịu cơn đau từ những vết loét miệng.

1. Bình xịt gây tê DIY

Tinh dầu bạc hà và tinh dầu bạch đàn đều có tính năng chống viêm và chống vi khuẩn, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng. Chất này còn có tác dụng làm se da bằng cách thắt chặt các mô quanh vết thương, làm giảm sự khó chịu do sưng tấy. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm tê liệt các dây thần kinh gây ra cảm giác đau.

Chuẩn bị: 2 thìa canh dầu ô liu, 10 giọt tinh dầu bạc hà, 8 giọt tinh dầu bạch đàn, 1 chai thủy tinh nhỏ

Thực hiện: Đổ dầu ô liu vào chai thủy tinh đã chuẩn bị, thêm các tinh dầu. Lắc nhẹ, sau đó phun trực tiếp một lượng nhỏ lên vết nhiệt.

Lưu ý: Lắc trước khi sử dụng.

2. Trà túi lọc cúc La Mã

Cúc La Mã hay còn được gọi là cúc Chamomile thường được sử dụng để kích thích giấc ngủ, thư giãn, đối phó với một số vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, một số chất như Bisabolol hay Levomenol được tìm thấy trong hoa cúc này đã được chứng minh là có công dụng giảm viêm và sát trùng. Cả hai chất này đều có thể giúp giảm bớt nỗi đau từ những vết loét miệng đồng thời giúp tăng tốc độ lành bệnh.

Chuẩn bị: 1 túi trà lọc hoa cúc hoặc 1 thìa canh hoa khô được bọc trong vải, nước

Thực hiện: Ngâm hoa tươi trong nước trong vòng 1 phút hoặc lâu hơn đối với túi trà, và từ 3 đến 4 phút nếu sử dụng hoa khô. Sau khi ngâm, đặt hoa hoặc trà trực tiếp lên vết nhiệt trong khoảng từ 5 đến 10 phút mỗi ngày để giảm khó chịu và thúc đẩy quá trình lành bệnh.

3. Cây xô thơm

Cây xô thơm là một thảo dược thuộc lọại cây bụi và gần với họ bạc hà. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học. Trong y học, cây xô thơm được sử dụng để làm sạch miệng, chữa lành các vết loét.

Chuẩn bị: Một ít lá xô thơm tươi hoặc 2 thìa nhỏ lá xô thơm khô, 100 đến 200 ml nước

Thực hiện:

Nếu sử dụng lá khô, đun nước sôi, cho lá vào ngâm trong 10 phút. Sau đó súc miệng bằng nước lá đó trong vòng 1 phút và súc miệng lại bằng nước lạnh.

Nếu là lá xô tươi, đặt lá và nước vào một lọ thủy tinh, đậy kín và để ở nơi mát và tối trong vòng 24 giờ. Sau đó, súc miệng trong khoảng 1 phút, đặt chiếc lá đã được ngâm mềm trực tiếp lên vết loét trong 5 phút. Sau đó rửa sạch miệng với nước lạnh.

doi-pho-voi-nhiet-mieng-2.jpg
Dầu dừa nổi tiếng với vô vàn công dụng và một trong số đó là xử lý các vết nhiệt miệng.

4. Dầu dừa

Khi có dấu hiệu bị nhiệt, bạn nên chọn ngay dầu dừa để ngăn chặn vì dầu dừa có tính năng chống viêm, kháng khuẩn và cực kỳ… ngon.

Chuẩn bị: dầu dừa, một chút sáp ong nếu cần.

Thực hiện: Sử dụng tay sạch hoặc tăm bông, thoa một lượng nhỏ dầu dừa lên vết đau. Nên sử dụng phần cô đặc của dầu để có độ bám tốt hơn. Nếu dầu dừa quá loãng, bạn có thể trộng một chút dầu dừa với sáp ong để hỗn hợp trở nên đặc hơn.

5. Tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương có chứa chất eugenol, một chất giảm đau mạnh và được sử dụng trong nha khoa cho các bệnh nhân từ đau răng cho đến đau nhiệt miệng.

Chuẩn bị: 1/2 thìa cà phê dầu ô liu, 4 đến 5 giọt tinh dầu đinh hương, bông, nước/ nước muối

Thực hiện: súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối để làm sạch miệng. Trộn dầu ô liu với tinh dầu đinh hương sau đó dùng bông thấm dung dịch và đặt trực tiếp lên vết loét miệng trong khoảng từ 5 đến 8 phút. Nó sẽ đem đến cho bạn cảm giác tê nhè nhẹ.

6. Mật ong

Với khả năng kháng khuẩn và chống viêm, một lớp phủ mật ong nguyên chất sẽ giúp bạn xoa dịu cơn đau từ những nốt nhiệt.

Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất, nước ấm

Thực hiện: Súc miệng bằng nước ấm. Sau đó thoa một lớp mật ong cô đặc nguyên chất lên trên vết nhiệt. Nên thoa từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, tốt nhất nên thoa một lần trước khi đi ngủ vì mật ong sẽ hoạt động tốt hơn nếu không bị cản trở bởi việc ăn hay nói chuyện.

doi-pho-voi-nhiet-mieng-3.jpg
Thoa mật ong lên vết nhiệt từ 2 đến 3 lần mỗi ngày cũng là cách hiệu quả để đối phó với nhiệt miệng.

7. Sáp ong

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tránh không động vào vết loét do niềng răng hoặc răng giả, hãy che các phần có thể tiếp xúc với vết nhiệt bằng sáp ong để làm giảm sự ma sát.

Chuẩn bị: 1 thìa canh sáp ong, 2 thìa cà phê dầu dừa

Thực hiện: Đun chảy sáp ong và dầu dừa, để nguội. Sau đó chấm một lượng nhỏ hỗn hợp vào răng/niềng răng/ răng giả. Tránh việc tạo ra lớp bảo vệ quá dày vì nếu như lớp sáp ong quá dày, nó sẽ phản tác dụng.

8. Kem bôi từ ớt Cayenne

Ớt Cayenne có chứa chất capsaicin có tác dụng giảm đau. Nghe có vẻ ngược đời vậy nhưng nếu biết cách xử lý, loại ớt này sẽ là một cách giảm đau nhiệt miệng cực hiệu quả.

Chuẩn bị: ớt cayenne xay, nước ấm, bông băng gạc.

Thực hiện: Trộn một lượng vừa đủ nước ấm với ớt cayenne để tạo thành một hỗn hợp đặc. Sử dụng một tăm bông để chấm hỗn hợp trực tiếp vào vết nhiệt. Thực hiện từ 2 đến 3 lần trong ngày.

doi-pho-voi-nhiet-mieng-4.jpg
 Ớt tưởng chừng như là khắc tinh với những cơn đau, vậy nhưng nếu xử lý đúng cách, nó sẽ phát huy công dụng tuyệt vời.

9. Lô hội

Lô hội không chỉ nổi tiếng với công dụng làm dịu các vết bỏng, nó còn là một chất gel rất tốt trong việc làm dịu các vết loét miệng.

Chuẩn bị: 1 thìa cà phê gel lô hội, 1 thìa cà phê nước.

Thực hiện: Khuấy gel lô hội vào nước và súc miệng qua vết nhiệt khoảng 3 lần mỗi ngày để giảm đau và chữa lành các vết loét.

10. Sữa chua

Sữa chua được sản xuất bằng cách lên men vi khuẩn, tức là sử dụng vi khuẩn hay nấm men để chuyển đổi carbohydrate thành các axit hữu cơ. Ăn sữa chua hàng ngày có thể là một trong những biện pháp khắc phục chứng nhiệt miệng. Đây là một phương thuốc cơ bản có thể tăng cường sức khỏe răng miệng của bạn vì nó cân bằng vi khuẩn trong miệng, trong đó bao gồm cả vi khuẩn gây ra nhiệt miệng.

Để đạt được hiệu quả tối đa, bạn nên chắc chắn rằng loại sữa chua mình sử dụng có chứa vi khuẩn sống. Tối thiểu bạn nên ăn 3 thìa canh mỗi ngày. Để hương vị thêm đậm đà và hấp dẫn, bạn có thể ăn kèm với mật ong.

doi-pho-voi-nhiet-mieng-5.jpg
 Nước muối là phương thức điều trị đơn giản nhất đối với các vết nhiệt miệng.

11. Nước muối ấm

Khi hàm lượng muối bên ngoài tế bào lớn hơn bên trong, nước trong các tế bào sẽ được rút bớt để cân bằng nồng độ muối. Điều này có nghĩa là các vết sưng tấy sẽ giảm bớt và các cơn đau cũng theo đó giảm theo. Đây chính là lý do tại sao khi bị loét miệng hay thậm chí là đau họng, xúc miệng nước muối có thể giúp bạn giảm đau đáng kể.

Chuẩn bị: 1/4 cốc nước muối ấm, 1/2 thìa cà phê muối.

Thực hiện: Khuấy đều muối vào nước muối, sau đó xúc miệng bằng dung dịch này 3 lần mỗi ngày cho đến khi vết nhiệt biến mất.

Mách nhỏ:

- Cố gắng tránh các loại thực phẩm có tính axit khi bị loét miệng vì chúng sẽ kéo dài thời gian chữa lành bệnh. Tuy nhiên, một số nước uống hoa quả có tính axit nhẹ như nước chanh đôi khi lại có thể giúp bạn chữa lành vết nhiệt nhanh hơn.

- Nên thử nghiệm nhiều cách trên cùng một lúc để đem lại hiệu quả nhanh hơn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm