Người mẹ 22 tuổi đến từ Sahranpur, Uttar Pradesh thuộc Bắc Ấn Độ mang thai và hạ sinh ra em bé với hai chân dính vào nhau. |
Một nhóm các bác sĩ đã tập trung tại bệnh viện Sahi Ram để tận mắt chứng kiến trường hợp kì lạ này. Bác sĩ Arya nói rằng họ không thể xác định được giới tính của em bé,
Tên khoa học của “hội chứng nàng tiên cá” này là Sirenomelia - căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng và có biểu hiện là chân bị dính vào nhau hoặc quay ngược.
Lindsey Fitzharris, nhà nghiên cứu lịch sử Y học, bà có bằng tiến sĩ của trường ĐH Oxford nói rằng hiện tượng này xảy ra khi cơ thể người mẹ không cung cấp đủ lượng máu cần thiết khiến hai động mạch không được hình thành.
Một động mạch sẽ nhận máu và dinh dưỡng từ phần dưới của cơ thể và truyền lại cho phần nhau thai. Do thiếu dinh dưỡng, bào thai không thể phát triển hai chân như bình thường.
Đây là trường hợp đặc biệt hiếm, xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/100.000. Trường hợp này có nhiều khả năng xảy ra hơn với các em bé sinh đôi.
Sirenomelia là căn bệnh gây tử vong. Không có trường hợp nào trong quá khứ được ghi nhận là sống sót khi mắc phải căn bệnh này. Hầu hết các em bé sẽ tử vong trong khoảng vài ngày sau khi sinh do thận và bàng quang không thể hoạt động. |
Trong trường hợp này, người phụ nữ không có bất cứ biến chứng nào trong 30 tuần mang thai. Tuy nhiên, hình ảnh siêu âm trong những giai đoạn cuối của thai kỳ đã cho thấy thận của đứa bé không phát triển.
Tiến sĩ Arya nói: “Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này: Uống quá nhiều thuốc Tây, thiếu vitamin, vấn đề về gen di truyền hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai. Không thể tiến hành phẫn thuật do cơ thể không được phát triển đầy đủ”.
Đây là trường hợp mắc “hội chứng nàng tiên cá” thứ tư trên thế giới nhưng là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Ấn Độ. Em bé sinh ra có cơ thể như nàng tiên cá đã mất sau khi chào đời khoảng 10 phút.