Từ 3 đến 5 tuổi: Trẻ cần phải chờ đợi để được mua một thứ gì đó mà trẻ muốn.
- Cha mẹ nên nói chuyện với con về những sự lựa chọn và tầm quan trọng của việc chờ đợi.
- Hãy cho con của bạn 3 cái lọ: 1 cái để tiền tiết kiệm, 1 cái để chi và 1 cái để chia sẻ. Mỗi lần cho chúng tiền hãy nhắc nhở chúng chia đều tiền vào 3 lọ.
- Hãy lên kế hoạch cùng con bạn bằng cách hỏi chúng về mục tiêu tiết kiệm, số tiền chúng cần và khi nào thì chúng cần.
Từ 6 đến 10 tuổi: Trẻ cần có những lựa chọn về cách tiêu tiền. Hãy giải thích cho trẻ rằng tiền là hữu hạn vì vậy cần phải đưa ra những lựa chọn khôn ngoan khi tiêu chúng.
- Hãy để cho con của bạn tham gia vào các quyết định tài chính trong gia đình, ít nhất là giải thích cho chúng tại sao bạn chọn cho mình thương hiệu thực phẩm này mà không phải là hãng kia.
- Cho con bạn tiền và những tiêu chí lựa chọn thực phẩm của bạn để chúng tự đi mua đồ.
Từ 11 đến 13 tuổi: Con càng tiết kiệm sớm thì tiền con có được sẽ càng nhiều hơn.
- Mô tả sự tăng lên của số tiền chẳng hạn như nếu năm nay con 14 tuổi và mỗi ngày con dành dụm được 10.000 đồng thì sau 1 năm con sẽ có 3.650.000 đồng.
- Thảo luận về việc con bạn sẽ từ bỏ hay nhận được gì khi tiết kiệm. Chẳng hạn như chúng sẽ phải từ bỏ việc mua bim bim mỗi ngày để tiết kiệm tiền cho một chiếc máy nghe nhạc vào cuối năm.
Từ 14 đến 18 tuổi: Hãy xem xét đến học phí và các chi phí khác ngoài học phí của trường bên cạnh việc xem xét chất lượng của các trường mà con muốn thi vào.
- Hãy nói cho con biết bạn có thể đóng góp được bao nhiêu cho việc học đại học của con bạn mỗi năm.
- Hãy gợi ý cho chúng về việc so sánh giữa chi phí bỏ ra để học và cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.