Công việc hấp cá (người địa phương còn gọi là “kho cá”) ban đầu vốn toàn cánh đàn ông làm, nhưng dần dần, phụ nữ cũng “lấn sân”. Trước kia, lò hấp cá ở đây chỉ có 2 tay hấp là nữ, bây giờ thì nhiều hơn.
Bà Nguyễn Thị Cờ (54 tuổi) không còn nhớ chính xác đã bao nhiêu năm bám các lò hấp cá để mưu sinh. Bà kể: "Chúng tôi không to cao, vạm vỡ nhưng được cái có sức bền. Mỗi ngày đều quần quật với việc đặt rổ cá nặng trĩu vào lò, canh lửa, vớt bọt, xoay đều rổ cá khi nước sôi bùng, vớt cá...”, vừa nói bà Cờ vừa luôn tay xoay rổ cá.
Bà Nguyễn Thị Cờ (54 tuổi) không còn nhớ chính xác đã bao nhiêu năm bám các lò hấp cá để mưu sinh. Bà kể: "Chúng tôi không to cao, vạm vỡ nhưng được cái có sức bền. Mỗi ngày đều quần quật với việc đặt rổ cá nặng trĩu vào lò, canh lửa, vớt bọt, xoay đều rổ cá khi nước sôi bùng, vớt cá...”, vừa nói bà Cờ vừa luôn tay xoay rổ cá.
Bà Cờ gắn bó với công việc nặng nhọc ở lò hấp cá hàng chục năm
“Trung bình, chúng tôi phải hấp từ 300 đến 400kg cá mực/ngày, thu nhập 90.000 - 150.000 đồng/ngày, tùy vào số lượng cá mình hấp được. Những tháng mưa, trời mát còn dễ chịu, chứ mùa hè thì ai cũng giảm cân, mặt mày cháy nám, chân tay nứt nẻ vì từ sáng tới tối phải tiếp xúc với lửa”, bà Cờ chia sẻ.
Những ngày mới làm nghề này, bà cẩn thận trang bị đồ bảo hộ như khẩu trang, găng tay và quần áo dày. Nhưng thời gian trôi qua, khả năng chịu được nóng tăng lên, bà cũng không cần đến những đồ bảo hộ đó, bởi “cồng kềnh, khó làm việc lắm”.
Hoàng Thị Mỹ Hương, cô gái đã theo mẹ vào lò hấp từ khi mới 14 tuổi và từng được những người làm thuê ở đây phong làm “hoa hậu lò hấp cá”. 27 tuổi, Hương đã có thâm niên 13 năm cắt cá ở lò hấp. Hương kể, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ba lại đau ốm nên cô đành bỏ học giữa chừng, trở thành “lao động cứng” ở lò hấp cá.
Hương phải gửi con gái chưa đầy 1 tuổi ở nhóm trẻ gia đình. Hương chia sẻ: “Chồng em đi đánh cá ngừ thuê cho những thuyền lớn, vài tháng mới vào bờ, nếu trúng đậm thì được mười mấy triệu đồng, nhưng có khi về tay trắng. Gửi con đi lớp, nhiều lúc nhớ và thương lắm nhưng đành chịu, loay hoay từ sáng tinh mơ cho tới tối nhá nhem không rõ mặt người mới được về với con. Ôm con vào lòng, mùi cá vẫn nồng nặc mà thấy tủi thân lắm!”.
Hương phải gửi con gái chưa đầy 1 tuổi ở nhóm trẻ gia đình. Hương chia sẻ: “Chồng em đi đánh cá ngừ thuê cho những thuyền lớn, vài tháng mới vào bờ, nếu trúng đậm thì được mười mấy triệu đồng, nhưng có khi về tay trắng. Gửi con đi lớp, nhiều lúc nhớ và thương lắm nhưng đành chịu, loay hoay từ sáng tinh mơ cho tới tối nhá nhem không rõ mặt người mới được về với con. Ôm con vào lòng, mùi cá vẫn nồng nặc mà thấy tủi thân lắm!”.
Chị Hương vào làm ở lò hấp từ khi 14 tuổi
Ở những lò hấp cá còn có các công việc nhẹ nhàng hơn dành cho những người sức khỏe có hạn như lựa cá, cắt đầu cá, phân loại hoặc làm sạch cá trước khi đưa vào lò hấp. Song, như cách mà hầu hết phụ nữ ở đây vẫn nửa đùa nửa thật: “Đặc trưng của công việc này là bị… chê vì lúc nào người cũng sực mùi cá”.
Bà Nguyễn Thị Chát (62 tuổi), ngụ tại phường Thị Nại, người đã có hơn nửa cuộc đời gắn bó với lò hấp cá, nói với qua: “Lò hấp cá là nơi “cư ngụ” của những mảnh đời nhọc nhằn. Chân tay từ sáng tới khuya không có lúc nào ráo nước nên chúng tôi đều bị nước “ăn” các ngón tay, chân.
Đó là chưa kể những chị đứng ở lò hấp, bị phỏng hoặc các bệnh về cột sống là chuyện thường gặp.
Những chị em bám nghề thì không chỉ có chung hoàn cảnh khó khăn mà còn chung cảnh mắc các bệnh viêm xoang, xương khớp…
Mỹ Hương kể: "Em bị viêm xoang từ khi chưa lập gia đình, chạy chữa đủ thứ thuốc nhưng không khỏi. Các cô, các chị ở đây cũng vậy, uống thuốc chỉ giúp dễ chịu phần nào chứ làm sao hết bệnh khi vẫn làm việc ở môi trường này".
Giữa cái nắng như đổ lửa của những ngày cuối tháng 10, hàng chục lò lửa chen nhau trên diện tích nhỏ hẹp đã biến khu vực hấp cá trở thành chảo lửa. Mồ hôi đổ ra như tắm, chảy ròng trên từng khuôn mặt đỏ lừ, tiếng nói chuyện thưa dần, không gian đặc quánh trong thứ không khí oi nồng, nóng bức đến ngạt thở.