pnvnonline@phunuvietnam.vn
"Gia đình mình có bao nhiêu tiền" - câu trả lời của phụ huynh sẽ thay đổi cuộc đời con
Ảnh minh họa.
Cách đây vài ngày, trong lúc hai mẹ con tôi đang nằm chơi xem điện thoại thì tình cờ nhìn thấy đoạn video về một gia đình nọ. Không có tiền trả nợ thế chấp vì công việc kinh doanh quá tệ, cha mẹ đã rơi nước mắt khi mở hộp tiết kiệm của cậu con trai 4 tuổi. Kết quả là sau khi đếm, hóa ra có 60.000 nhân dân tệ tiền mặt.
Tiền trong heo đất khiến hai người choáng váng, không ngờ nhờ tích tiểu thành đại mà lần này có thể giải quyết được nhu cầu cấp thiết. Người con trai rõ ràng đã có những đóng góp to lớn trong việc xoa dịu cuộc khủng hoảng tài chính của gia đình.
Thấy vậy, con trai tôi đột nhiên ngẩng đầu lên và hỏi: "Mẹ ơi, nhà mình có bao nhiêu tiền"? Tôi suy nghĩ rất lâu nhưng không biết phải trả lời như thế nào. Kết quả là con trai tôi nói tiếp: "Nếu mẹ không có tiền thì hãy cạy heo đất ra với con nhé!".
Tôi không kìm được nước mắt khi nghe con trai nói vậy. Có thể trong ký ức của đứa trẻ, heo đất luôn có rất nhiều tiền, nhưng thành thật mà nói, tôi không bỏ tiền mừng năm mới của con trai vào con heo đất mà để trong thẻ ATM từ lâu rồi. Nghĩ đến đây, không hiểu sao tôi lại thấy có chút áy náy. Hình như tôi đã xâm phạm một chút đến quyền và lợi ích của con trai mình.
Vì vậy, sau một hồi suy nghĩ, tôi rất thận trọng trả lời con: "Mẹ không cần trong lúc này. Thực ra con cũng có cho riêng mình một số tiền". Nghe đến đây, con trai tôi vỗ tay, miệng cười toe toét. Nhìn thấy phản ứng của con trai, tôi thực sự hạnh phúc, cảm thấy câu trả lời của mình có vẻ đúng đắn, hay ít nhất cũng khiến bản thân cảm thấy thanh thản.
Tuy nhiên, từ hôm đó, đứa trẻ chú ý đến con heo đất của mình hơn, con đặt ngay cái chậu nhỏ trên tủ đầu giường và ngày nào cũng nhìn nó. Có lần con nói: "Mẹ ơi, con cũng tiết kiệm tiền, nếu mẹ cần thì con giúp".
Trên thực tế, khi trẻ lớn lên, câu hỏi "Mẹ ơi, gia đình mình có bao nhiêu tiền?", hầu như đứa trẻ nào cũng sẽ hỏi bố mẹ. Câu trả lời của cha mẹ thực sự rất quan trọng cho sự giác ngộ tài chính của trẻ.
1. Câu trả lời của những ông bố, bà mẹ phóng đại quá mức
"Nhà ta nghèo lắm, con đừng tiêu xài hoang phí, sau này phải tiết kiệm một ít, thắt lưng buộc bụng mới sống được, con hiểu chưa", một số bậc cha mẹ không ngừng than vãn khi nghe câu hỏi của con mình. Ngược lại, một số phụ huynh lại thích khoe khoang sự giàu có. Họ thường trả lời con rằng: "Gia đình mình có rất nhiều tiền, và vẫn còn rất nhiều trong sổ ngân hàng của mẹ! Con thích gì, mẹ cũng mua cho con".
Trên thực tế, hai câu trả lời phóng đại quá mức này đều không thích hợp. Than thở với trẻ về chuyện tiền nong có thể khiến đứa trẻ nảy sinh cảm giác tự ti vì gia đình mình nghèo khó so với nhà khác.
Một người tên Zhihu viết, cô sinh ra trong gia đình nghèo, bố mẹ lúc nào cũng nói vào tai cô: "Không có tiền đâu". Điều này khiến cô bị ám ảnh, thậm chí muốn mua gì cũng chẳng dám mở mồm ra xin bố mẹ, vì biết rằng bố mẹ không bao giờ cho tiền. Sau này, khi đã trưởng thành, tư tưởng "không có tiền đâu" ngày đó vẫn đeo bám cô, trở thành thói quen khó bỏ trong tác phong chi tiêu, sinh hoạt của cô.
Bên cạnh đó, việc trả lời quá nhiều để khoe khoang sự giàu có của mình dễ khiến trẻ lầm tưởng rằng gia đình có nhiều tiền và trẻ có thể hình thành thói quen tiêu xài hoang phí, ý lại, đòi hỏi quá đáng và hình thành tính ích kỉ. Một gia đình thích khoe giàu dễ tạo nên một đứa bé tùy tiện, ngang ngược, còn những bậc phụ huynh than nghèo sẽ luôn tạo nên sự nhạy cảm, tự ti cho con trẻ.
2. Câu trả lời của các bậc cha mẹ thực tế
Một số bậc cha mẹ tùy theo điều kiện kinh tế thực tế của mình sẽ nói rõ cho con cái hiểu rằng cha mẹ có trong tay một số tiền. Dù không nói rõ số tiền cụ thể nhưng bố mẹ sẽ giáo dục trước cho con. Cách trả lời này thực sự sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy những đứa trẻ trân trọng tiền bạc và có cái nhìn đúng đắn về tiền bạc.
Ví dụ, khi đứa trẻ hỏi: "Mẹ ơi, gia đình mình có bao nhiêu tiền?", Người mẹ sẽ nói với trẻ một cách chung chung về điều kiện gia đình. Ví dụ: "Điều kiện kinh tế của gia đình chúng ta tương đối tốt, cho con đi học không thành vấn đề. Nhưng khi con lớn lên, con vẫn phải tự kiếm tiền và nuôi con. Chỉ có dựa vào bản thân mình mới là con đường vững chắc nhất". Những đứa trẻ được giáo dục như thế này khi lớn lên sẽ có thể tự nuôi sống bản thân, không ăn bám cha mẹ và phấn đấu kiếm nhiều tiền hơn.
Sự giác ngộ giáo dục tiền bạc của trẻ em thực sự là rất quan trọng. Điều này liên quan đến việc liệu đứa trẻ có thể tiết kiệm hay không, có thể làm việc chăm chỉ kiếm tiền để sống một cuộc sống sung túc hay không.
Theo các chuyên gia, thay vì dễ dãi thỏa mãn các yêu cầu của trẻ khi trẻ đòi mua sắm những thứ chúng thích, nên tập trung bồi dưỡng ý thức về giá trị đồng tiền, để trẻ hiểu cách tiêu tiền. Cần dạy trẻ hình thành dần tư duy tài chính, có cái nhìn đúng đắn về tiền bạc.
Ví dụ, nói với đứa trẻ, tiền đến từ đâu, làm ra nó như thế nào và tiêu xài ra sao. Tất nhiên, những khái niệm này có thể hơi trừu tượng và khó hiểu đối với trẻ, lúc này mẹ có thể nói một cách sinh động hơn. Nếu thực sự chưa rõ, bạn cũng có thể mượn sách về khai sáng tài chính để giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu.
Kiến thức về tiền bạc liên quan đến cuộc đời của trẻ, đặc biệt là sau khi trưởng thành, công việc, sự nghiệp và tình duyên của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi chỉ số giàu có. Vì vậy, việc giáo dục trí thông minh tài chính cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ thực sự vô cùng quan trọng.