Giải đáp 3 hiện tượng sức khỏe thú vị ở phụ nữ

22/06/2018 - 10:18
Vì sao các bạn gái sống chung phòng tập thể, ký túc xá, hàng tháng thường có kinh nguyệt trong cùng thời gian? Mặc quần jeans chật có thể làm biến dạng bộ phận sinh dục nữ? Thời niên thiếu mắc bệnh viêm amidan cấp, khi trưởng thành và lấy chồng, bệnh sẽ hết? Hãy xem những thắc mắc đó được giải đáp thế nào.
1. Vì sao các bạn gái sống chung phòng tập thể, hàng tháng thường có kinh nguyệt trong cùng thời gian?
Vào nửa cuối thế kỷ XX, chuyên gia sinh học Mỹ, TS Martha McClintock đã thực hiện công trình nghiên cứu về câu hỏi thú vị này. Tập thể các nhà khoa học cộng tác đã tiến hành thí nghiệm với sự tham gia của hơn 2 nghìn nữ phạm nhân đang trong thời gian thụ án tại nhà tù và nữ sinh viên sống trong ký túc xá.
 
Kết quả, các nhà khoa học Mỹ cho rằng, hiện tượng đồng nhất chu kì kinh nguyệt là hệ quả chủ yếu của tác động mùi đặc trưng do thân thể phụ nữ tiết ra, đó là một trong số pheromone (tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài) bay hơi.
 
Phong độ thể chất, trạng thái tâm lý, mức độ stress và mối quan hệ giữa các cá thể sống cùng cũng đóng vai trò quan trọng. Thí dụ, các nữ sinh viên sống cùng phòng thường xuyên mâu thuẫn với nhau, hành kinh vào những thời điểm khác nhau, trong khi bộ phận còn lại sống hòa thuận sẽ có chu kỳ đồng nhất.
 
Các nhà khoa học còn thông tin thú vị, việc cô gái có hoặc không có đối tác ổn định cũng ảnh hưởng đến thời gian rụng trứng và hành kinh. Những chị em có chồng, hàng ngày sống cùng “nửa kia” thường có chu kỳ đều đặn, ổn định.
 
2. Mặc quần jeans chật có thể làm biến dạng bộ phận sinh dục nữ, sự thật có đúng như vậy?
Không có nghiên cứu xác nhận mối liên hệ như vậy. Tình trạng phì đại hoặc bất đối xứng bộ phận sinh dục ngoài chủ yếu gắn với yếu tố di truyền. Cũng có thể là hệ quả những rối loạn trong quá trình hình thành cơ quan sinh dục ngoài từ thời phôi thai.
16.jpg
 
Tuy nhiên, không khuyến khích phụ nữ mặc quần jeans chật vì nhiều lý do khác. Bởi mặc quần chật thời gian dài rất dễ gây tổn thương bộ phận sinh dục, dẫn đến phù nề và trầy xước. Đồng thời, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm hoặc viêm.
 
3. Thời niên thiếu mắc bệnh viêm amidan cấp, khi trưởng thành và lấy chồng, bệnh sẽ hết. Vì sao?
Không có mối liên hệ nhất quán giữa sự bắt đầu sinh hoạt vợ chồng và tình trạng viêm amidan cấp tính. Chỉ có thực tế, cùng với thời gian phát triển, cơ thể hoàn thiện hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể ngày càng hiệu quả hơn trước các bệnh lây nhiễm.
 
Theo một số nghiên cứu mới nhất, thường xuyên sinh hoạt vợ chồng (1-2 lần/tuần) có thể mang lại hiệu ứng tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong thời gian “làm chuyện ấy”, tim đập nhanh hơn, máu cung cấp lượng oxy lớn hơn cho tế bào. Hoạt động tình dục cũng làm gia tăng sản xuất immuglobumin A.
 
Đó là kháng thể chịu trách nhiệm bảo vệ trước sự quấy phá của vi khuẩn đường hô hấp, vi khuẩn đường tiêu hóa và hệ tiết niệu - sinh dục. Immuglobulin A cũng là lá chắn bảo vệ trước các bệnh viêm niêm mạc, trong đó có niêm mạc miệng và niêm mạc họng (chống viêm amidan).    

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm