'Gương méo' khiến trẻ có nhận thức sai lệch

10/03/2016 - 23:27
Những thói quen không tốt của người lớn như tấm gương méo, vô tình làm ảnh hưởng tới phát triển nhận thức của trẻ nhỏ.
tre-nhan-thuc-1.jpg

Quá hào phóng với con

Bạn có thể tiết kiệm nhiều khoản chi tiêu, thấy tiếc tiền khi muốn mua một bộ quần áo mới, thế nhưng bạn lại sẵn sàng “vung tay” chi trả những món đồ con mình thích, không dạy cho con biết cách tiết kiệm. Đây là tình yêu thương bạn dành cho con mình, tuy nhiên điều này lại gây ra “tác dụng phụ”, trẻ sẽ chỉ biết cách nhận lấy mà không biết cách cho đi vì được bố mẹ tạo điều kiện thoải mái mà không phải nghĩ ngợi gì.

Tranh giành với người khác

Khi bạn cùng bé đứng xếp hàng trong siêu thị đợi trả tiền, có một người khác vô tình chen lên trước mặt bạn, bạn không chịu được mà phân bua tranh cãi với người kia ngay trước mặt con. Việc làm như vậy khiến trẻ nhỏ có nhận thức sai lệch về kỹ năng giao tiếp ngoài xã hội, trẻ sẽ cho rằng lớn tiếng cãi nhau thậm chí là đánh nhau mới là cách giải quyết tốt.

tre-nhan-thuc-2.jpg

Thoái thác công việc

Ví dụ bạn là thành viên trong ban phụ huynh của lớp bé, khi có sự kiện ở trường lớp cô giáo nhờ bạn làm bài báo tường, nhưng do quá bận việc công ty mà bạn gọi điện cho cô giáo báo rằng mình bị ốm, không thể làm công việc của lớp và nhờ cô tìm một người khác làm hộ mình. Việc bạn từ chối khéo sẽ không có gì đáng nói nếu như bé không biết sự tình. Nếu bé hiểu được rằng bạn đã thoái lui việc bằng lời nói không thật, thì sau này rất có thể bé cũng học theo và tìm cách thoái thác trách nhiệm của mình.

Không chấp nhận mình thua kém

Trong giờ ăn cơm bạn kể cho vợ/chồng mình chuyện ở công ty với tâm trạng khó chịu, rằng người này vừa được thăng chức, anh ta cũng chẳng tài giỏi gì hơn mình, không biết làm cái này cái kia... Chúng ta không chịu chấp nhận bản thân không bằng người khác, thậm chí còn dùng những lời nói hạ thấp đối phương sẽ vô tình dạy cho trẻ nghĩ rằng mình là trung tâm, không chịu học hỏi người khác để bản thân tốt hơn.

Thù vặt

Nếu người bạn của bạn chẳng may lỡ hẹn, lần sau khi người đó gọi đến bạn không nghe máy và nói với cả nhà rằng không để ý đến người bạn đó nữa. Để trẻ nhỏ thấy điều này thật sự không tốt, vì nếu gặp sự cố không may, khi thất vọng trẻ sẽ không có cái nhìn tích cực để tìm cách giải quyết, mà ngược lại chỉ biết quở trách và có thái độ thù địch.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm