Mua sắm qua mạng (online) đang là xu hướng trở nên phổ biến, kể cả với nhiều người ở vùng nông thôn. Sự tiện dụng và giá cả “mềm” hơn so với phương thức mua hàng trực tiếp truyền thống chính là điều tạo nên sức hấp dẫn của loại hình mua bán này.
Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều chuyên gia lĩnh vực thương mại điện tử, hiện nay các quy định của pháp luật của lĩnh vực này vẫn còn nhiều kẽ hở dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
Vì thế, việc mua hàng online có thể khiến người mua gặp không ít rủi ro. Một trong những hạn chế lớn nhất của mua hàng online là người mua không thể “biết mặt” sản phẩm mình dự định mua, nên phía người bán có thể tráo đổi hoặc bán sản phẩm không đúng với quảng cáo.
Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều chuyên gia lĩnh vực thương mại điện tử, hiện nay các quy định của pháp luật của lĩnh vực này vẫn còn nhiều kẽ hở dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
Vì thế, việc mua hàng online có thể khiến người mua gặp không ít rủi ro. Một trong những hạn chế lớn nhất của mua hàng online là người mua không thể “biết mặt” sản phẩm mình dự định mua, nên phía người bán có thể tráo đổi hoặc bán sản phẩm không đúng với quảng cáo.
Nếu có thể thì hãy tiếp cận người bán để xem xét kỹ món hàng trước khi quyết định mua. Ảnh minh họa: Internet
Với những mặt hàng có giá trị lớn thì người mua có thể kiểm soát bằng cách khi nhận hàng yêu cầu người bán cung cấp hồ sơ đi kèm (ngoài nhãn hiệu in trên sản phẩm còn phải có chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng từ nhà sản xuất; ngoài ra còn có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng “thủ thuật” quét mã vạch…).
Tuy nhiên, với những mặt hàng có giá trị khá thấp, từ vài chục tới vài trăm nghìn đồng, thì hầu hết đều không có các loại hồ sơ này. Đặc biệt, với những sản phẩm xuất xứ trong nước, thuộc các nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm, thảo dược… thì việc chứng minh xuất xứ gần như là điều “bất khả thi”. Do đó, đây chính là nhóm sản phẩm dễ bị tráo đổi hoặc bị “dính” hàng giả, hàng dỏm nhiều nhất.
Trong khi đó, người mua thường có tâm lý “rẻ thì cứ mua xài thử, có mất thì cũng chẳng đáng là bao”, nên khi thấy giá cả “rẻ bất ngờ” là “nhắm mắt” để mua, không cần biết xuất xứ hay chất lượng của những sản phẩm này thực hư ra sao.
Tuy nhiên, với những mặt hàng có giá trị khá thấp, từ vài chục tới vài trăm nghìn đồng, thì hầu hết đều không có các loại hồ sơ này. Đặc biệt, với những sản phẩm xuất xứ trong nước, thuộc các nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm, thảo dược… thì việc chứng minh xuất xứ gần như là điều “bất khả thi”. Do đó, đây chính là nhóm sản phẩm dễ bị tráo đổi hoặc bị “dính” hàng giả, hàng dỏm nhiều nhất.
Trong khi đó, người mua thường có tâm lý “rẻ thì cứ mua xài thử, có mất thì cũng chẳng đáng là bao”, nên khi thấy giá cả “rẻ bất ngờ” là “nhắm mắt” để mua, không cần biết xuất xứ hay chất lượng của những sản phẩm này thực hư ra sao.
Việc mua và sử dụng những sản phẩm rẻ nhưng… không “ngon và bổ” này không chỉ khiến người mua chịu thiệt hại về tài chính, mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe - nếu mua nhầm những sản phẩm độc hại - và đây cũng là điều rất dễ xảy ra.
Do đó, điều mà nhiều chuyên gia thương mại điện tử khuyên là: Không nên tiết kiệm bằng cách chọn mua những sản phẩm rẻ tiền (rẻ bất thường) được rao bán trên mạng. Nếu có thể thì hãy tiếp cận người bán để xem xét kỹ món hàng trước khi quyết định mua. Nếu như chưa cảm thấy yên tâm về xuất xứ, chất lượng thì dù có rẻ đến mấy bạn cũng không nên mua.
Do đó, điều mà nhiều chuyên gia thương mại điện tử khuyên là: Không nên tiết kiệm bằng cách chọn mua những sản phẩm rẻ tiền (rẻ bất thường) được rao bán trên mạng. Nếu có thể thì hãy tiếp cận người bán để xem xét kỹ món hàng trước khi quyết định mua. Nếu như chưa cảm thấy yên tâm về xuất xứ, chất lượng thì dù có rẻ đến mấy bạn cũng không nên mua.