Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ cảm cúm

HT
26/10/2020 - 09:47
Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ cảm cúm
Hệ miễn dịch có vai trò ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Khi hệ miễn dịch suy yếu, bất cứ ai cũng có thể mắc cảm cúm do virus xuất hiện ở khắp mọi nơi trong môi trường sống.

Tại sao hệ miễn dịch suy yếu lại trở thành nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm ở người bệnh. Cùng tìm hiểu vai trò của hệ miễn dịch và mối liên quan giữa cảm cúm với hệ miễn dịch bị suy yếu.

1. Các vai trò quan trọng của hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ mạnh mẽ của cơ thể. Nó được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Các yếu tố kết hợp với nhau chống lại các sinh vật truyền nhiễm, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

- Hệ miễn dịch tấn công các yếu tố gây bệnh bao gồm: Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm...Thông qua một loạt các bước gọi là phản ứng miễn dịch.

Bước 1: Hệ miễn dịch khỏe mạnh bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập.

Bước 2: Nếu tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào, hệ thống miễn dịch tiếp tục sản sinh bạch cầu, các hóa chất và Protein tấn công và phá hủy chúng. Hệ miễn dịch sẽ tìm mọi cách để loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng sinh sôi.

Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ cảm cúm  - Ảnh 1.

Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho Virus tấn công khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị bệnh - Ảnh Internet

Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ miễn dịch sẽ tăng cường hoạt động để kìm hãm, không cho mầm mống gây bệnh lây lan.

- Tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh cũ tái phát. Hệ miễn dịch của chúng ta được cải thiện theo thời gian. Đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị cảm cúm hơn người trưởng thành khỏe mạnh.

Hệ thống miễn dịch tạo ra một ngân hàng kháng thể ngay lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh. Từ đó hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Tuy nhiên hệ miễn dịch suy yếu khi già đi khiến người cao tuổi yếu dần, dễ mắc bệnh.

2. Nguy cơ cảm cúm cao khi hệ miễn dịch suy yếu

Hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn, virus và các độc tố sẽ tấn công cơ thể. Vào lúc này Virus cảm cúm sẽ tấn công cơ thể, gây ra các bệnh về đường hô hấp. Cụ thể là tai, mũi, họng và phổi.

Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ cảm cúm  - Ảnh 2.

Khi hệ miễn dịch suy yếu bạn cần đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị - Ảnh Internet

Đối với người khỏe mạnh, cảm cúm có thể tự khỏi sau một thời gian phát bệnh. Tuy nhiên đối với những người có sức đề kháng yếu hơn, có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm não, suy đường hô hấp,... Với những đối tượng có nguy cơ bị biến chứng cao như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi,... còn có nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Mặc dù vaccine cúm không hiệu quả 100%, tuy nhiên nó vẫn là cách tốt nhất để phòng chống bệnh cảm cúm hiệu quả.

Hệ miễn dịch suy yếu còn khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ bị lây bệnh từ người khác. Ban đầu có thể chỉ là cảm cúm thông thường, nhức đầu, sổ mũi, ho hay đau nhức cơ thể,... Nhưng sau đó tình trạng bệnh có thể kéo dài, tạo điều kiện cho Virus nguy hiểm hơn tấn công.

3. Phải làm gì khi hệ miễn dịch suy yếu?

Khi có các triệu chứng của hệ miễn dịch bị suy yếu bạn cần đến trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đối với những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu bẩm sinh cần chủ động kiểm tra định kỳ. Đồng thời phải đi khám ngay khi cơ thể mệt mỏi.

Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ cảm cúm  - Ảnh 4.

Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm như phụ nữ mang thai cần chủ động bổ sung dinh dưỡng cần thiết - Ảnh Internet

Lúc này bạn bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Thời gian điều trị kháng sinh cũng kéo dài hơn bình thường. Trong quá trình điều trị bạn cần theo dõi sát để đổi kháng sinh sớm khi không hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ là cần thiết khi hệ miễn dịch suy yếu. Uống đủ nước, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Môi trường sống trong lành, lý tưởng...Tất cả những điều này hỗ trợ rất lớn cho quá trình điều trị.

Chế độ ăn cần được bổ sung các thành phần tăng cường hệ miễn dịch như: Sắt, kẽm, các loại vitamin A, C, D và Prebiotics để kích thích lợi khuẩn đường ruột. Uống nhiều nước, nước ép hoa quả để bổ sung khoáng chất.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay sạch sẽ và đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh lây nhiễm cho người xung quanh. Ngoài ra bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng các chế phẩm sinh học như: Globulin miễn dịch, Interferon gamma điều trị, các loại yếu tố tăng trưởng bạch cầu...Tập thể dục thể thao cũng là cách giúp hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh hơn.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm