pnvnonline@phunuvietnam.vn
HIV/AIDS ở nam giới là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
1. HIV/AIDS ở nam giới là gì?
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người hay HIV/AIDS có tên tiếng Anh đầy đủ là human immunodeficiency virus infection/acquired immuno deficiency syndrome. Nó còn được gọi là bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng), là một dạng bệnh tấn công vào hệ miễn dịch, xảy ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus HIV, người bệnh thường có những triệu chứng tương tự cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó một thời gian dài, bệnh nhân sẽ không có dấu hiệu gì khác. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển, nó sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến hệ miễn dịch. Từ đó khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải.
Mặc dù các nhà khoa học đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phòng ngừa và điều trị HIV, nhưng đây vẫn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là ở nam giới thường chủ quan trong việc phát hiện các dấu hiệu, khiến bệnh tiến triển nhanh chóng đến giai đoạn nặng.
2. Con đường lây truyền HIV
Con đường lây truyền HIV/AIDS từ lâu đã được phổ biến rất rộng rãi. Cần phải biết rằng, bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất của HIV. Không có ổ chứa nhiễm trùng ở động vật. Tất cả mọi người điều có khả năng cảm nhiễm HIV.
HIV được phân lập từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể, nhưng nhiều nghiên cứu về dịch tể học cho thấy rằng chỉ có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đống vai trò quan trọng trong việc lây truyền HIV. Do đó chỉ có 3 phương thức hay đường lây truyền chính của HIV, trong đó HIV-2 có xác suất truyền qua đường mẹ sang con và quan hệ tình dục ít hơn HIV-1.
Nhiễm HIV là một tình trạng mạn tính, hiện chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ, HIV có thể bị khống chế, bệnh nhân sẽ có thời gian sống dài gần như người không nhiễm HIV.
3. Phân loại HIV/AIDS
HIV tiến triển theo ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi những dấu hiệu và triệu chứng riêng. Trong đó:
- Giai đoạn 1: Là giai đoạn cấp tính, thường xảy ra từ 2 - 4 tuần sau lây nhiễm, và dễ bị bệnh nhân bỏ qua. Ở giai đoạn nhiễm HIV cấp tính, cơ thể sẽ có một lượng lớn virus trong máu và rất dễ gây lây nhiễm.
- Giai đoạn 2: Tình trạng bệnh này được gọi là nhiễm HIV không triệu chứng hoặc nhiễm HIV mạn tính. Trong giai đoạn này, HIV vẫn hoạt động nhưng sinh sản ở mức rất thấp. Chính vì vậy nên có thể bệnh nhân không có dấu hiệu nào trong thời gian này. Đối với người không dùng thuốc điều trị HIV, giai đoạn này có thể kéo dài 10 năm hoặc lâu hơn, nhưng một số có thể tiến triển qua giai đoạn này nhanh hơn.
- Giai đoạn 3: AIDS là giai đoạn nhiễm HIV nặng nhất. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể đã bị suy yếu hoàn toàn. Cơ thể không còn khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm trùng cơ hội bùng phát. Nếu không được điều trị, những người bị AIDS thường duy trì sự sống khoảng 3 năm.
4. Dấu hiệu HIV/AIDS ở nam giới
Khi người bệnh bị nhiễm HIV và không được điều trị sẽ tiến triển qua 3 giai đoạn bệnh với các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những thông tin cần thiết về dấu hiệu HIV/AIDS ở nam giới là gì qua từng giai đoạn bệnh.
4.1. Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp tính
Trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi nhiễm HIV, người bệnh có thể bị các triệu chứng giống cúm, có thể kéo dài trong vài tuần. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm trùng. Các dấu hiệu ban đầu thường nhẹ, không rõ ràng, dễ dẫn đến chủ quan. Phổ biến nhất trong giai đoạn này bao gồm:
- Sốt.
- Đau họng.
- Phát ban cơ thể.
- Nhức đầu dữ dội.
Ngoài ra, vẫn có các dấu hiệu HIV ít phổ biến ở nam giới trong giai đoạn này bao gồm:
- Mệt mỏi.
- Loét miệng.
- Buồn nôn, nôn.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Đau cơ và đau khớp.
- Hạch bạch huyết sưng.
- Loét trên bộ phận sinh dục.
4.2. Giai đoạn 2: không có triệu chứng
Sau khi những dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên biến mất, HIV thường không xuất hiện thêm biểu hiện nào nữa trong nhiều năm. Trong khoảng thời gian này, virus vẫn tiếp tục nhân lên và bắt đầu làm suy yếu hệ miễn dịch, nhưng bên ngoài bệnh nhân trông vẫn có vẻ bình thường.
4.3. Giai đoạn 3: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
Đến thời điểm này, HIV đã phá hủy được hệ miễn dịch của cơ thể. Các dấu hiệu AIDS ở nam giới có thể bao gồm:
- Buồn nôn.
- Tiêu chảy dai dẳng.
- Mệt mỏi mãn tính.
- Giảm cân nhanh.
- Ho kéo dài.
- Sốt tái phát lại nhiều lần, ớn lạnh và đổ mồ hôi ban đêm.
- Phát ban, loét, vết thương ở miệng hoặc mũi, trên bộ phận sinh dục hoặc dưới da.
- Sưng kéo dài ở các hạch bạch huyết ở nách, háng hoặc cổ.
- Mất trí nhớ hoặc rối loạn thần kinh.
5. Biến chứng của bệnh
Bên cạnh vấn đề các dấu hiệu HIV/AIDS ở nam giới là gì, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời bao gồm:
- Bệnh lao: Lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp do HIV và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người bệnh bị AIDS.
- Cytomegalovirus: Nếu hệ thống miễn dịch bị suy yếu, virus này sẽ trỗi dậy, gây tổn thương mắt, đường tiêu hóa, phổi hoặc các cơ quan khác.
- Nấm Candida: Gây phản ứng viêm và phủ lớp màu trắng dày trên màng nhầy của miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo.
- Viêm màng não do nấm Cryptococcus: Là bệnh về hệ thống thần kinh trung ương thường đi kèm với HIV.
- Cryptosporidium: Đây là loại ký sinh trùng có thể phát triển trong ruột và đường mật, dẫn đến tiêu chảy mãn tính trầm trọng ở người bệnh AIDS.
- Sarcoma Kaposi: Đây là một khối u của các thành mạch máu, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như ống tiêu hóa và phổi.
- U lympho: Đây là loại ung thư có nguồn gốc từ các tế bào bạch cầu, thường xuất hiện đầu ở các hạch bạch huyết.
Ngoài những biến chứng có thể gặp do nhiễm HIV/AIDS trên, người bệnh còn có thể gặp phải các tình trạng tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…
6. Phương pháp điều trị
Hiện tại không có vaccine nào có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV, và cũng không có một liệu pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn virus HIV ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, những người sống chung với AIDS có thể kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng liệu pháp điều trị kháng virus, hay còn gọi là ART (viết tắt của Anti- Retroviral Therapy).
ART là liệu pháp điều trị sử dụng các thuốc kháng virus, hay còn gọi là thuốc ARV (Anti-retrovirus). Các thuốc ARV này có tác dụng làm chậm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, do đó làm tăng khả năng miễn dịch và giảm khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội.
Thuốc điều trị HIV có 2 tác dụng chính là:
- Làm giảm tải lượng virus: tải lượng virus được đo bởi số lượng HIV RNA có trong máu. Mục tiêu của thuốc điều trị HIV là làm giảm tải lượng virus xuống dưới mức có thể phát hiện được.
- Cho phép cơ thể khôi phục lại số lượng tế bào CD4 về mức bình thường.
Các loại thuốc điều trị HIV được phối hợp với nhau tùy tình trạng của bệnh nhân để phòng ngừa tình trạng kháng thuốc và phải được dùng hàng ngày để phát huy tác dụng. Quyết định đổi sang loại thuốc điều trị mới do tác dụng phụ của thuốc phải được cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng giữa bác sĩ điều trị và người bệnh.
7. Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân HIV/AIDS
Bệnh nhân bị HIV/AIDS ở nam giới cần có chế độ ăn uống cân bằng để tăng cường hệ miễn dịch và đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định. Vậy những loại thực phẩm nên được bổ sung vào dinh dưỡng hàng ngày khi bị HIV/AIDS ở nam giới là gì?
- Nên ăn nhiều trái cây hoặc uống nước ép trái cây. Đây là loại thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.
- Thực phẩm có chứa carbohydrate giúp duy trì năng lượng cho cơ thể do HIV thường có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và làm cho người mắc bệnh yếu đi. Các loại thực phẩm giàu carbohydrate bao gồm bánh mì, sắn, ngũ cốc, chuối xanh, kê, ngô, khoai tây, mì ống, gạo...
- Ăn nhiều rau để cung cấp hàm lượng chất xơ và các chất chống oxy hoá lành mạnh nhằm bảo vệ hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, các loại rau xanh lá, hoa quả khô, các loại hạt, đậu nành,.. cung cấp canxi và sắt, rất tốt cho cơ thể của người HIV dương tính.
- Các sản phẩm sữa giúp tăng cường vitamin, khoáng chất và hàm lượng canxi. Bệnh nhân có thể sử dụng sữa, pho mát, sữa chua hoặc đậu nành, các loại hạt, yến mạch và dừa.
- Thực phẩm giàu đạm như trứng và thịt nạc cũng nên được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng. Một người đàn ông bị nhiễm HIV cần 100-150g protein mỗi ngày trong khi một phụ nữ cần 80-100g.
- Đường và chất béo lành mạnh giàu acid béo, omega-3, cung cấp vitamin A, D, E và K. Chất béo lành mạnh có trong các loại hạt, bơ, dầu ô liu, dầu thực vật và dầu cá.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS cũng nên duy trì vệ sinh tốt, rửa tay trước và sau khi ăn. Uống nhiều nước để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể và bảo vệ hệ thống miễn dịch.
8. Phòng tránh HIV/AIDS ở nam giới
Nam giới có thể phòng tránh HIV bằng những cách sau:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Dù quan hệ tình dục qua đường âm đạo hay hậu môn, nếu sử dụng đúng cách, bao cao su mang lại hiệu quả cao trong phòng tránh lây nhiễm HIV.
- Không tiêm chích ma túy. Tốt nhất không nên sử dụng ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.
- Không dùng chung hay tái sử dụng bơm kim tiêm.
- Luôn cẩn thận khi tiếp xúc với máu, hãy sử dụng găng tay hoặc đồ bảo hộ để ngăn lây nhiễm.
- Nên thực hiện xét nghiệm HIV theo khuyến cáo.
Ngoài ra, mọi người cần lưu ý về điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS nếu bị các vật nhọn đâm gây rách da có chảy máu hay bị máu bắn vào niêm mạc mắt (thường gặp ở nhân viên y tế) hoặc do quan hệ tình dục không an toàn… Để phòng tránh bệnh, cách tốt nhất bạn nên điều trị dự phòng phơi nhiễm nhằm ngăn chặn HIV xâm nhập vào tế bào. Thời điểm điều trị tốt nhất là 6 giờ sau khi có tiếp xúc đến tối đa 72 giờ, bằng thuốc kháng sinh (ARV) trong vòng 4 tuần.
9. Những câu hỏi thường gặp
Bệnh HIV có chữa khỏi được không?
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra cách chữa khỏi HIV/AIDS là gì. Hiện giờ, đây vẫn là điều ngoài tầm với của loài người. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay vẫn có 3 trường hợp hi hữu được chữa khỏi HIV có thể cung cấp thêm nhiều manh mối cho các nhà khoa học.
Bệnh nhân HIV/AIDS nếu điều trị bằng thuốc ARV sống được bao lâu?
Câu trả lời là với các loại thuốc ARV hiện tại, tuổi thọ của người dùng thuốc theo đúng phác đồ có thể dài hơn so với những người bị nhiễm mà không dùng thuốc. Người bệnh trước đó được chẩn đoán và bắt đầu điều trị ARV, có thể hạn chế sự nhân lên virus HIV. ARV có thể cho bệnh nhân một tuổi thọ gần như người bình thường và chất lượng cuộc sống tốt hơn hẳn.
Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây HIV/AIDS không?
Quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV mặc dù an toàn hơn so với giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn. Nguy cơ sẽ xảy ra khi tiếp xúc với chất lây là tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu từ vết lở, sây sát trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng người bệnh.
Hướng lây truyền HIV chủ yếu từ tinh dịch, dịch tiết âm đạo người bệnh qua vết sây sát, vết thương trên môi, miệng người nhận. Vì vậy, quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần phải dùng bao cao su mới an toàn.
10. Hình ảnh HIV/AIDS ở nam giới