Ho dai dẳng lâu ngày không dứt do đâu?

Minh Ngọc
09/04/2020 - 13:41
Ho dai dẳng lâu ngày không dứt do đâu?
Ho kéo dài khiến bạn khó chịu và lo lắng. Ho dai dẳng không dứt còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề, cần đi khám càng sớm càng tốt.

Ho dai dẳng không dứt thường có nhiều lý do, bao gồm cả yếu tốt bệnh lý. Dưới đây là 8 nguyên nhân khiến tình trạng ho của bạn kéo dài.

1. Hậu quả sau cảm lạnh hoặc cúm

Những người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thường bị sau đó một thời gian dài mặc dù các triệu chứng như đau họng, sốt có thể biến mất sau vài ngày. Lý do là vì virus đã khiến đường hô hấp của người bệnh bị sưng và trở nên nhạy cảm quá mức.

Để giảm cơn ho do cảm lạnh hoặc cảm cúm, bạn cần duy trì uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời súc miệng bằng nước muối thường xuyên, có thể ngậm chanh đào, chanh hấp đường phèn... giúp cổ họng ấm hơn.

2. Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Hen phế quản hay dị ứng cũng là tác nhân khiến bị ho nhiều, lâu khỏi. Ngoài ra, trào ngược axit hoặc ngưng thở khi ngủ gây tắc nghẽn đường thở cũng gây ho mãn tính.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có các triệu chứng trào ngược axit, bao gồm:

– Ợ hơi thường xuyên

Ợ nóng

– Ho liên tục

Bạn cũng cần đi khám nếu gặp phải các biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, chẳng hạn như:

Mất ngủ

– Ngáy to

– Nghẹt thở hoặc thở dốc vào ban đêm

– Thường xuyên thức giấc khi ngủ

Buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày

Ho dai dẳng lâu ngày không dứt do đâu? - Ảnh 2.

3. Căng thẳng

Người bị căng thẳng thường xuyên khiến hệ miễn dịch bị yếu đi, không khí ít được lưu thông trong phổi do hạn chế hít thở. Ngoài ra, căng thẳng cũng có thể khiến bệnh cảm lạnh diễn biến nặng và lâu khỏi hơn.

Người bị ho nhiều do căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, cần giữ tinh thần thoải mái. Bạn có thể tập luyện để giảm bớt cảm giác lo lắng. Nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn thư giãn và mau hồi phục sức khỏe. Vấn đề này thường gặp nhiều ở những người cao tuổi hoặc người thường xuyên gặp áp lực.

4. Không bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể

Thiếu nước lọc, thiếu nước ép trái cây... khiến cổ họng bị khô, dễ bị kích thích và không thể làm loãng chất nhầy trong đường thở. Khi bị ho nhiều, bạn cần uống nước ấm để làm dịu cổ họng và làm loãng chất nhầy.

Cần tránh rượu và đồ uống có caffein vì chúng có thể làm bạn mất nước. Một cách khác để cung cấp thêm độ ẩm cho đường thở là sử dụng dung dịch nước muối xịt mũi hoặc máy tạo độ ẩm không khí.

5. Lạm dụng thuốc xịt thông mũi không kê đơn

Những người bị ốm, ngạt mũi thường tự ý mua các loại thuốc xịt thông mũi. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, bạn không nên sử dụng chúng quá 3 ngày vì chúng có thể làm các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Thuốc xịt thông mũi cơ thể làm cho màng nhầy mũi sưng lên, gây tắc nghẽn nghiêm trọng, dẫn đến chảy dịch mũi sau và ho.

6. Không khí quá khô hoặc quá ẩm

Hiện tượng ho nhiều thường gặp vào mùa đông, khi thời tiết khô khiến niêm mạc mũi, họng bị kích ứng. Mặt khác, việc sử dụng máy tạo độ ẩm quá mức cũng có thể gây ra tác dụng ngược. Không khí ẩm có thể là tác nhân dẫn đến hen suyễn và tạo điều kiện cho sự phát triển của ve bụi và nấm mốc – các chất gây dị ứng có thể khiến bạn bị ho khan.

Độ ẩm từ 40 đến 50% là vừa đủ, nếu độ ẩm cao sẽ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

7. Nhiễm trùng

Người bị cảm lạnh rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào đường thở. Vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc mũi, họng cũng sẽ gây ra hiện tượng viêm xoang, viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Nhiễm trùng thường gây ra hiện tượng sốt, ho nhiều. Lúc này, bạn cần đi khám chữa tại các cơ sở y tế vì có thể phải sử dụng đến kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

8. Dùng thuốc huyết áp

Các loại thuốc huyết áp như thuốc ức chế ACE cũng gây ra những tác dụng phụ là khiến người bệnh ho dai dẳng không hết. Khảo sát 1/5 người dùng thuốc ức chế ACE bị ho khan mãn tính.

Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về một số tác dụng mà mình gặp phải và có thể được đổi thuốc. Một số loại thuốc có công dụng ức chế ACE hạn chế gây ho như:

– Aceon (perindopril)

– Accupril (quinapril)

– Altace (ramipril)

– Capoten (captopril)

– Lotensin, Lotrel (benazepril)

– Masta, Tarka (trandolapril)

– Monopril (fosinopril)

– Prinivil, Zestril (lisinopril)

– Uniretic, Univasc (moexipril)

– Vasotec (enalapril)

Ho là hiện tượng thường gặp ở con người. Ho có thể do phản ứng tức thời do vận động nhiều, cổ họng bị kích ứng do nói nhiều, nói to, hoặc do viêm họng, viêm amidan... Tuy nhiên, nếu ho nhiều không dứt (thường trên 2 tuần) cần đi khám để biết chính xác bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như: ung thư phổi, viêm phổi, suy tim... hay không.

Ho cũng thường xảy ra ở giai đoạn chuyển mùa hoặc mùa đông xuân, không khí khô hoặc ẩm quá mức. Đây cũng là giai đoạn thời tiết diễn biến phức tạp, làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Do vậy, cần giữ ấm cổ họng, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối. Hạn chế sử dụng đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm tổn thương vùng cổ họng, khiến bạn ho nhiều hơn.

Nếu không muốn phụ thuộc quá nhiều vào thuốc, bạn cũng có thể trị ho khan bằng một số mẹo dân gian sau:

- Súc miệng nước muối

- Uống nhiều nước ấm, lưu ý không uống nước lạnh

- Ăn các món dạng lỏng như súp, cháo, canh… 

- Hỗn hợp chanh mật ong hoặc chanh đường phèn

- Tránh xa các yếu tố gây kích ứng (phấn hoa, lông thú cưng…)  


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm