Học Đại học trực tuyến miễn phí đang lan rộng toàn cầu

31/07/2015 - 11:19
Với hình thức học này, sinh viên sẽ không có trường học, không phải đóng học phí, không bàn học; những người theo học sẽ làm bài kiểm tra ngay tại nhà… nhưng đến cuối kỳ vẫn được cấp chứng chỉ.

Coursera là một công ty cung cấp các khóa học đại học (ĐH) trên khắp thế giới thông qua một nền tảng kỹ thuật số. Không chỉ hoạt động ở Mỹ, Coursera đã đến châu Á và tiến tới hoạt động trên toàn thế giới.

Hiện công ty đã thu hút hơn 5 triệu sinh viên trên khắp thế giới ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Điều này đang biến Coursera thành một trong những tổ chức cung cấp mô hình học mở trực tuyến lớn nhất thế giới.

Những khóa học được cung cấp miễn phí trực tiếp từ các trường ĐH nhưng sinh viên được yêu cầu trả một khoản phí nhỏ để có được giấy chứng nhận vào cuối khóa học. Mức phí dao động từ 30 đến 60 USD.

Được thành lập vào tháng 4/2012 bởi Andrew Ng, giáo sư ngành Khoa học Máy móc của trường ĐH Stanford, Coursera hy vọng cung cấp một nền tảng mới cho việc giảng dạy trực tuyến.

Những khóa học được cung cấp miễn phí trực tiếp từ các trường ĐH nhưng sinh viên phải trả một khoản phí nhỏ để có được giấy chứng nhận vào cuối khóa học. Ảnh minh họa

Trong khoảng 1 năm rưỡi, Coursera đã hợp tác với gần 92 đối tác trên toàn cầu, bao gồm cả những cái tên lớn như Princeton hay École Centrale Paris.

Tại châu Á, trường ĐH Quốc gia Đài Loan, ĐH Khoa học Công nghệ Hồng Kông (Trung Quốc)... đã ký hợp tác với Coursera để tạo ra một trang web phiên bản tiếng Trung, cung cấp các khóa học cho sinh viên cộng đồng Hoa ngữ. Đầu tháng 9/2013, Coursera đã tìm được đối tác, đó là trường ĐH Peking.

Theo ông Eli Bildner, quản lý sản phẩm của Coursera, mục tiêu của Coursera trong khu vực châu Á là mang đến cơ hội học tập cho càng nhiều sinh viên càng tốt và giúp các trường ĐH hợp tác với nhau. Điều này có thể được thực hiện một cách dễ dàng do các trường Trung Quốc đều đã đang ở mức độ phổ biến toàn cầu.

Thử thách được đặt ra là cơ sở vật chất của nhiều trường ở Trung Quốc còn hạn chế, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ do Coursera cung cấp. Song, NetEase, một đối tác của Coursera, sẽ giúp đỡ bằng cách đẩy nhanh tốc độ dịch vụ.

Một vấn đề khác là sinh viên nằm rải rác khắp toàn cầu. Để thành công và có thể giúp đỡ cả sinh viên và các đối tác, chúng tôi cần cung cấp các nội dung tương ứng với những điều mọi người cần - ông Bildner cho biết.

Hẳn nhiên là các sinh viên khác nhau sẽ yêu cầu và trông đợi những điều không giống nhau. Ví dụ, ở Mỹ, mọi người tham gia khóa học của Coursera vì học phí ở các trường ĐH đang tăng lên đáng kể. Tại Trung Quốc, học phí lại không phải một vấn đề. Sự quan tâm của mọi người chủ yếu hướng về khả năng có việc làm của sinh viên sau khi ra trường.

Nếu tất cả các khóa học của Coursera đều được cung cấp miễn phí, làm thế nào các công ty này có thể tạo ra lợi nhuận? Theo Bildner: “Ban đầu, chúng tôi được thành lập bằng nguồn vốn đầu tư. Chúng tôi gây quỹ từ Tập đoàn tài chính toàn cầu (IFC), tổ chức đầu tư của Ngân hàng Thế giới. Đối tác là các trường ĐH cũng giúp chúng tôi bằng cách đầu tư nguồn vốn của họ”.

Tuy nhiên, giá trị của những tấm bằng này, về phương diện học thuật cũng như cơ hội mang lại nghề nghiệp, vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm