Mới đầu, khi nghe xong, bé Bom chỉ đơn thuần hỏi bố mẹ, liệu có phải hôn sẽ khiến cho cuộc sống trở nên hạnh phúc không? Anh Minh và vợ không biết nên trả lời con gái ra sao. Sau đó, bé Bom luôn miệng đòi được hôn: “Bố ơi hôn con, mẹ ơi hôn con. Bố mẹ hôn con để con có thể sống hạnh phúc!”. Nhìn ánh mắt của con gái, anh chị đều không nỡ từ chối. Tuy nhiên, không chỉ đòi bố mẹ hôn mà bé còn đòi ông, bà, những người thân khác đáp ứng yêu cầu của mình.
Theo chuyên gia tâm lý Ngô Thu Hằng:
Trạng thái tâm lí và nhận thức của trẻ còn non nớt, trong tình huống này, bố mẹ nên giải thích cho trẻ biết rằng thế giới trong các câu chuyện cổ tích là sự tưởng tượng. Tình yêu thương từ người thân yêu sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta.
Lợi ích mà các câu chuyện mang lại cho trẻ:
Đó chính là kích thích, phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Việc kể chuyện, đọc sách không chỉ làm tăng kiến thức mà còn giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Khi nghe, trẻ được thoải mái tưởng tượng, suy nghĩ và liên tưởng mọi thứ từ truyện ra đời thực.
Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ
Trẻ sẽ phần nào “nhiễm” những chi tiết hài hước, thú vị trong truyện, dần dần sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển tính cách của trẻ.
Những câu chuyện dành cho trẻ luôn hướng tới chân, thiện, mỹ, do đó, đây được xem như những tấm gương tốt để trẻ phát triển nhân cách, đồng thời giúp trẻ tự rèn luyện và tiết chế cảm xúc bản thân.
Phát triển tư duy nhận thức và trí thông minh
Truyện cổ tích cho bé được hình thành từ các nền văn hóa khác nhau. Aladanh và cây đèn thần, Tấm cám, hay Con quạ thông minh…, mỗi câu chuyện là một thông điệp, một bài học quý giá về thế giới xung quanh.
Không phải bỗng dưng mà nhà bác học Einstein đưa ra lời khuyên với một bà mẹ muốn con mình được thông minh rằng: “Nếu bà muốn bọn trẻ được thông minh, hãy đọc truyện cổ tích cho chúng nghe”. Bởi khi lắng nghe truyện cổ tích giúp xây dựng vốn từ vựng, kích thích trí tưởng tượng và nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ. Thế nên, những đứa trẻ được lắng nghe chuyện từ nhỏ sẽ phát triển nhanh và tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, kỹ năng ngôn ngữ và trí tuệ của trẻ đều liên quan tới những từ ngữ mà chúng được nghe mỗi ngày.
Những nguy cơ từ sách, truyện đối với trẻ
Những câu chuyện mang tính chất bạo lực hoặc nội dung không phù hợp lứa tuổi sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, đời sống của trẻ.
Đọc sách, truyện trong thời gian quá dài không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn khiến trẻ ít có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi, vận động phát triển thể chất hoặc kĩ năng giao tiếp...
Nhiều trẻ thích vừa ăn vừa đọc, điều này ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, không tốt cho dạ dày.
Lời khuyên:
Cha mẹ nên lựa chọn những cuốn sách, truyện có nội dung phù hợp với trẻ: Sách kĩ năng sống, hạt giống tâm hồn, truyện về những tấm gương tốt, truyện dân gian, truyện khoa học vui… hay những bài thơ khai thác nét đẹp quê hương và tình cảm gia đình chở che, dung dị...
Khi đọc xong truyện, bạn nên cùng trẻ bàn luận về những nhân vật, những điều tốt xấu những bài học bổ ích. Để trẻ có thể hình thành tư duy nhận thức riêng. Nếu rơi vào trường hợp như vợ chồng anh Ngọc Minh thì cũng đừng có e ngại, né tránh, khiến con thêm tò mò, khó hiểu. Hãy giải thích rõ để con hiểu về các nụ hôn. Nụ hôn của ông bà, cha mẹ, người thân dành cho con tình cảm yêu quý, hay hôn vào trán, vào má. Nụ hôn ngoại giao với bạn bè, đồng nghiệp, người quen hay kề má thơm nhẹ. Còn nụ hôn của các cặp đôi yêu nhau thể hiện tình yêu, niềm hạnh phúc như truyện cổ tích kia thường hôn môi nhau rất thắm thiết... Bố mẹ giải thích đơn giản, cụ thể, dễ hiểu sẽ giúp con hiểu vấn đề và có hành động đúng.