Hội LHPN Việt Nam triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

PV
17/08/2022 - 16:26
Hội LHPN Việt Nam triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Gian hàng giới thiệu sản phẩm của phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Trần Lê

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" sẽ được Hội LHPN các cấp triển khai tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ, thành viên gia đình đồng thời chú trọng vào các chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao.

Thực hiện Kế hoạch số 530/KH - MTTQ - BCĐTWCVĐ ngày 15/4/2022 của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2022, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ban hành Kế hoạch triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2022, cụ thể như sau:

Mục đích, yêu cầu của kế hoạch triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2022

- Cụ thể hóa nội dung thực hiện Kế hoạch số 1120 KH-ĐCT ngày 1/10/2021 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (sau đây gọi là Cuộc vận động) trong tỉnh hình mới.

- Chủ động lồng ghép các nguồn lực để phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên, phụ nữ và gắn nội dung thực hiện Cuộc vận động với các hoạt động cụ thể từ thực hiện các đề án, chương trình, nhiệm vụ công tác Hội.

Nội dung trọng tâm triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2022

Tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ, thành viên gia đình hưởng ứng Cuộc vận động

- Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội doanh nhân Việt Nam tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, nữ doanh nhân, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, các câu lạc bộ doanh nhân nữ tích cực tham gia các nội dung Cuộc vận động.

- Tuyên truyền, vận động, khuyến khích hội viên, phụ nữ, cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ làm chủ cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn: tuyên truyền nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức cho hội viên, phụ nữ về sử dụng thực phẩm an toàn, ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam bằng nhiều hình thức đa dạng, đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nêu cao tinh thần tự hào, tự tôn của người Việt Nam, vận động hội viên, phụ nữ tích cực hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam.

- Phát hiện và kịp thời giới thiệu những cách làm hay, gương điển hình của hội viên, phụ nữ trong sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam; tuyên truyền các mô hình sáng tạo, hiệu quả trong sản xuất sạch, tiêu dùng hàng Việt của các cấp Hội, hội viên, phụ nữ.

- Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Cuộc vận động gắn với khen thưởng thành tích trong hoạt động sơ kết 5 năm thực hiện "Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025".

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao

- Gắn việc thực hiện Cuộc vận động với Kế hoạch thực hiện "Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025" và các chương trình, đề án khác năm 2022, cụ thể:

+ Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn lập kế hoạch marketing, kỹ năng bán hàng, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, tổ hợp tác; các lớp đào tạo trực tiếp và trực tuyến về khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, phát triển kinh doanh, kinh tế số cho hội viên, phụ nữ ... ; thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp tham gia các các kênh thương mại hiện đại dễ công khai, minh bạch thông tin liên quan đến tiêu chuẩn, giá cả và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng hoá Việt Nam và tiếp cận thị qua môi trường mạng.

+ Thiết lập, vận hành ít nhất 01 gian hàng chính hãng trên 01 sản thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm trên môi trường trực tuyến; phối hợp với các ngành liên quan hỗ trợ hội viên, phụ nữ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý kết nối tiêu thụ sản phẩm trên các sản thương mại điện tử, tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm để đưa hàng Việt Nam có chất lượng đến gần hơn với người tiêu dùng.

+ Tổ chức sự kiện "Kết nối dầu tư, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thị trường" cho các dự án khởi nghiệp thành công và có tiềm năng phát triển của phụ nữ tại các tỉnh, thành; tổ chức diễn dàn chia sẻ kinh nghiệm, kết nối quảng bá sản phẩm của phụ nữ Việt Nam ra một số thị trường quốc tế; kết nối với doanh nghiệp nữ, phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài để vận động tiêu thụ hàng Việt Nam.

- Thúc đẩy vai trò của Hiệp hội doanh nhân nữ các cấp trong việc khơi dậy lòng tự hảo dân tộc của các doanh nghiệp do nữ làm chủ để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sản xuất trong nước với giá cả phù hợp nhằm phục vụ tới nhiều người tiêu dùng…; tiếp tục duy trì đơn vị hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp/điểm Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại cấp trung ương và tỉnh, thành phố; thí điểm xây dựng mạng lưới hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp.

Hội LHPN Việt Nam triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - Ảnh 2.

Hội LHPN Việt Nam có nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ. Ảnh: Trần Lê

Giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện các chính sách góp phần thúc đẩy Cuộc vận động

- Giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 để có đề xuất phù hợp. Chủ trì và tham gia các đoàn kiểm tra giám sát liên ngành thực hiện giám sát các nội dung chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tác động của dịch bệnh Covid-19 theo phân công của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Nghiên cứu, khảo sát đánh giá việc thực thi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nữ nói riêng trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm