1. Nếu là một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải làm cho mọi người trong nhóm cảm thấy an toàn khi nói lên ý kiến riêng. Nạt nộ hay đe dọa đều không phải là cách thông minh để chỉ đạo thành công. Thay vào đó hãy khuyến khích cấp dưới tự tin chia sẻ quan điểm của mình.
2. Lãnh đạo chuyên nghiệp là những chuyên gia trong việc đưa ra quyết định. Bạn có thể để cả nhóm cùng quyết định hoặc tự quyết định. Tất nhiên quyết định đó luôn phải theo tiêu chí thúc đẩy sự tiến bộ của công việc.
3. Một nhà lãnh đạo thành công sẽ là một nhà truyền thông lớn! Vì người chỉ huy sẽ luôn phải nhắc nhở các đồng nghiệp của họ về những giá trị cốt lõi mà họ theo đuổi, chia sẻ với họ những kỳ vọng để đảm bảo tập thể có thể hành động theo một mục tiêu đúng đắn.
4. Yêu cầu mọi thành viên phải suy nghĩ cũng là một việc mà người đứng đầu nên làm thường xuyên. Việc thách thức cấp dưới tư duy sẽ kích thích khả năng sáng tạo, khả năng áp dụng kiến thức của họ và giúp họ phát triển chính bản thân mình.
5. Một nhà lãnh đạo giỏi không bao giờ dồn hết trách nhiệm cho nhân viên hay cho mình ở thế trên họ. Người đứng đầu ngoài nhiệm vụ thúc đẩy nhân viên, họ còn cần phải có trách nhiệm giải trình những công việc của mình với cấp dưới.
6. Một ví dụ điển hình bằng hành động thực chất sẽ khiến cho các nhà lãnh đạo thành công hơn trên cương vị của mình. Tất nhiên, lời nói là quan trọng, tuy nhiên chỉ cần một cử chỉ, hành động đi trước làm mẫu, nó cũng sẽ khiến cho cấp dưới của bạn nhìn bạn bằng một con mắt khác, nghĩ về bạn với một suy nghĩ khác, tất nhiên là theo chiều hướng đi lên.
7. Là người đứng đầu thì bạn luôn phải biết cách đánh giá và khen thưởng công bằng. Bạn phải biết cách quan sát, đánh giá hiệu quả công việc của những nhân viên của mình và quan trọng hơn bạn phải quan tâm đến việc khen thưởng họ nếu như họ có những tiến bộ trong công việc.
8. Liên tục đưa ra những nhận xét là trách nhiệm và bổn phận của người lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo thành công luôn đưa ra những phản hồi kịp thời cho cấp dưới. Và tất niên, càng phải hoan nghênh hơn khi nhận được những phải hồi tích cực trở lại từ phía nhân viên của mình.
9. Một trong những nhiệm vụ quan trọng và cũng là thách thức khó nhất đối với người đứng đầu đó là bố trí và triển khai lao động một cách chính xác nhất để đạt được năng suất làm việc cao nhất. Bạn phải nắm bắt được khả năng của từng cá nhân và bố trí họ vào những vị trí phù hợp để họ có thể phát huy tối đa năng lực bản thân.
10. Việc đặt câu hỏi và tìm kiếm sự thảo luận bàn bạc giữa các cá nhân trong nhóm là điều mà một nhà lãnh đạo nên thực hiện mỗi ngày. Dù kiến thức của bạn có rộng đến đâu, dù bạn có giỏi đến mấy thì chắc chắn rằng ngoài kia vẫn sẽ có những ý kiến thông minh và khôn ngoan hơn.
11. Ưu tiên giải quyết các vấn đề trục trặc và không bao giờ chần chừ là tôn chỉ hành động của một nhà lãnh đạo thành công. Việc không trì hoãn và năng nổ trong việc giải quyết khó khăn sẽ giúp bạn trau dồi khả năng giải quyết vấn đề, học hỏi kinh nghiệm và giảm stress.
12. Một nhà chỉ huy tài ba luôn phải mang trong mình nguồn năng lượng và thái độ tích cực. Điều này sẽ giúp bạn tạo nên một không gian làm việc tích cực, đầy cảm hứng, thúc đẩy các thành viên khác hành động với sự tôn trọng và ý trí mạnh mẽ.
13. Nhiều người không biết rằng, khi trở thành một nhà lãnh đạo, bạn cũng sẽ buộc phải trở thành một nhà giáo. Một người lãnh đạo giỏi không bao giờ ngừng cung cấp thông tin, kiến thức, chỉ bảo cho các thành viên trong nhóm.
14. Ngoài việc tập trung hoàn thành công việc, một nhà lãnh đạo thành công cũng cần phải biết cách đầu tư cho các mối quan hệ của mình. Họ cần phải biết mở rộng sự giao lưu và các mỗi quan hệ trong công việc để có sự liên kết cần thiết.
15. Trở thành một nhà lãnh đạo, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đảm đương nhiều trách nhiệm hơn. Càng nắm giữ chức vụ cao thì trách nhiệm sẽ càng nặng nề. Vì vậy để thành công, chẳng còn cách nào khác là bạn phải thực sự “tận hưởng” những trách nhiệm đó.