pnvnonline@phunuvietnam.vn
Hơn 8 triệu ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai gửi tới MTTQ Việt Nam
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại hội nghị. Ảnh QH
Sáng 06/9/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Nhà Quốc hội và 62 điểm cầu tại các tỉnh, thành với khoảng 2.000 đại biểu tham dự.
Tham luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết: về phối hợp hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) đã nghiên cứu, đóng góp ý kiến đối với gần 60 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã nhận được 8.363.162 ý kiến góp ý cụ thể vào từng điều khoản trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của các tổ chức, cá nhân trong nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời chủ động tham gia ngay từ khâu đầu của quá trình xây dựng dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Cùng với đó, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã lựa chọn và thực hiện phản biện xã hội đối với nhiều dự án luật, cụ thể như Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), dự án Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi), dự án Luật nhà ở (sửa đổi)…
Mặc dù vậy, theo bà Trương Thị Ngọc Ánh, trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp một số khó khăn, như: Cấp Trung ương mới chủ yếu tổ chức phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ít tổ chức phản biện xã hội đối với dự thảo các chương trình, dự án, đề án của các cơ quan cùng cấp. Các cơ quan chủ trì soạn thảo chưa chủ động, kịp thời gửi đề nghị để MTTQ Việt Nam tổ chức phản biện…
Đề xuất giải pháp trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án Luật quan trọng đã có ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận để theo dõi, đề xuất kịp thời việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo các ý kiến phản biện, nhất là đối với Dự thảo luật Đất đai (sửa đổi); tham gia ý kiến vào các dự án, dự thảo văn bản theo quy định Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật.
Đảm bảo tăng tính đại diện trong thành phần tham gia phản biện xã hội, ưu tiên đối tượng thụ hưởng, đối tượng chịu tác động của văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình, Đề án, Dự án… để các ý kiến phản biện phản ánh được sâu rộng hơn ý chí, mong muốn của các tầng lớp nhân dân trong xã hội; nghiên cứu thực hiện công khai Báo cáo phản biện xã hội để huy động sự vào cuộc của Nhân dân của các cơ quan báo chí, truyền thông để giám sát các kiến nghị của MTTQ Việt Nam sau phản biện xã hội.
Đặc biệt là tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của cơ quan chủ trì soạn thảo với MTTQ trong hoạt động phản biện xã hội, bảo đảm sự tham gia đầy đủ của MTTQ và các tổ chức thành viên trong các công đoạn soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra, trình cấp có thẩm quyền dự án, dự thảo văn bản