pnvnonline@phunuvietnam.vn
Hướng dẫn cha mẹ cách bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong mùa dịch
Thực tế cho thấy bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng nhiễm Covid-19. Dù trong nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trẻ nhỏ có nguy cơ mắc Covid-19 thấp hơn so với người lớn. Ngoài ra, trẻ nhỏ khi mắc Covid-19 cũng không có triệu chứng hoặc xuất hiện triệu chứng nặng hơn.
Nhưng có không ít trường hợp trẻ mắc Covid-19 gặp phải biến chứng nặng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, trẻ em nếu mắc Covid-19 có thể phải nhập viện, điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc đối với những trường hợp nghiêm trọng.
1. Trẻ nhỏ có thể mắc Covid-19 nghiêm trọng khi nào?
Không chỉ người lớn mới mắc các bệnh lý tiềm ẩn, có rất nhiều trẻ mắc một số bệnh lý có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như sau:
- Khi trẻ bị béo phì.
- trẻ mắc tiểu đường.
- Các trẻ bị hen suyễn.
- Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.
- Một số bệnh lý di truyền.
- Ảnh hưởng hệ thần kinh hoặc trao đổi chất của trẻ đều có thể khiến trẻ gặp chuyển biến nặng khi mắc Covid-19.
Đọc thêm:
Trẻ em béo phì do nghỉ dịch Covid-19 gia tăng: 2 lưu ý dành cho cha mẹ
Triệu chứng nhiễm virus Covid-19 ở trẻ em và dấu hiệu Covid kéo dài ở trẻ sau phục hồi
2. Cách bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong mùa dịch
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã đưa ra một vài biện pháp có tác dụng hiệu quả giúp bảo vệ trẻ em trước những ảnh hưởng và nguy cơ mắc Covid-19 như sau:
2.1. Cho trẻ đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang vẫn là cách cần thiết, tốt nhất giúp cho trẻ nhỏ được bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, một vài trường hợp trẻ nhỏ mắc các bệnh về hô hấp hoặc bệnh lý khiến trẻ khó chịu và không thể đeo khẩu trang thì lúc này người thân xung quanh cần tuân thủ quy định đeo khẩu trang để bảo vệ trẻ.
2.2. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong mùa dịch thì cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ thật sạch sẽ. Đặc biệt bàn tay trẻ là nơi tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với các dịch tiết cơ thể, môi trường chứa mầm bệnh.
Việc trẻ chạm tay vào một ai đó, một bề mặt hoặc một đồ vật thì tay trẻ đều có nguy cơ tích tụ vi khuẩn.
Để ngăn trẻ bị bệnh, phụ huynh cần xây dựng cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn ít nhất trong 20 giây.
Ngoài ra, hướng dẫn trẻ cách súc miệng, súc họng bằng nước súc miệng và tránh đưa tay lên các vị trí vi khuẩn, virus dễ tấn công như mắt, mũi, miệng.
Đặc biệt, hướng dẫn trẻ cách che miệng và mũi khi trẻ ho hoặc hắt hơi. Đây cũng là cách giúp làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, không khạc nhổ bừa bãi tại nơi công cộng.
Đối với các gia đình nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng: sốt, ho, khó thở,... nhanh chóng thông báo với cơ quan y tế để tìm cách xử lý kịp thời, bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ.
2.3. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nơi đông người
Khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều biến chủng mới thì việc chủ động phòng tránh lây nhiễm Covid-19 là điều vô cùng cần thiết.
Để bảo vệ trẻ, cha mẹ và gia đình nên hạn chế cho trẻ tới những địa điểm đông người hoặc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu sốt, ho, khó thở.
Đối với những trường hợp bắt buộc phải đến các địa điểm tập trung đông người thì cha mẹ cần đảm bảo thực hiện các quy định phòng chống dịch Covid-19 đúng cách như: đeo khẩu trang, sử dụng nước rửa tay,...
2.4. Vệ sinh nhà cửa và môi trường sống
Thời gian dịch bệnh diễn ra, ở nhà và hạn chế ra ngoài là cách tốt nhất giúp cả gia đình an toàn trong mùa dịch. Do đó, việc ở nhà lâu dài thì vệ sinh nhà cửa và môi trường sống xung quanh vô cùng cần thiết. Vệ sinh sạch sẽ là cách để môi trường sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Thường xuyên mở cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa để tăng cường không khí. Ngoài ra, cần lau nền nhà, các bề mặt tay nắm, đồ vật bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn.
2.5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để bảo vệ trẻ khỏi dịch bệnh, phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ không nên quên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cần tạo cho trẻ môi trường sinh hoạt, học tập hợp lý, lành mạnh để cải thiện, nâng cao sức khỏe cả thể chất lẫn sức khỏe tinh thần cho trẻ.
Đảm bảo tuân thủ nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, cần cho trẻ ăn chín, uống sôi nhằm có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh, giúp trẻ tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bổ sung cho trẻ đầy đủ dưỡng chất, vitamin cần thiết. Cho trẻ uống đủ nước là những cách giúp trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa virus tấn công và gây bệnh ở trẻ.