Huyết tương là gì? Thành phần và chức năng của huyết tương

Nắng Mai
29/07/2020 - 08:19
Huyết tương là gì? Thành phần và chức năng của huyết tương
Trong máu chứa bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Huyết tương là gì, có vai trò như thế nào tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Huyết tương là gì?

Trong máu con người, ngoài bạch cầu và tiểu cầu còn có huyết tương. Huyết tương là gì, đây là một chất dịch trong, có màu vàng nhạt. Huyết tương là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Tổng lượng máu trong cơ thể huyết tương chiếm tới 55 đến 65%.

Sinh lý huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý của cơ thể. Sau bữa ăn, huyết tương sẽ thay đổi màu thành màu đục, sau khoảng thời gian ăn vài giờ huyết tương sẽ có màu vàng chanh.

Do đó nếu đơn vị máu có huyết tương màu đục sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, dị ứng cho người bệnh.

Huyết tương là gì, đóng vai trò như thế nào đối với con người. Huyết tương đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và nuôi dưỡng cơ thể. Thành phần huyết tương không nhiều, chủ yếu là nước vì thế huyết tương được khuếch tán qua thành của mạch máu nhỏ như mao mạch.

2. Thành phần của huyết tương

Bản chất, thành phần của huyết tương có chứa đến 90% thể tích là nước, trong đó chỉ có 10% chứa các chất tan như protein huyết tương, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ.

Protein huyết tương: Trong huyết tương có nhiều protein hòa tan, trong đó có 7% thể tích protein, chứa các loại protein quan trọng:

Huyết tương là gì? Thành phần và chức năng của huyết tương - Ảnh 2.

Huyết tương là gì, đây là một chất dịch trong, màu vàng nhạt - Ảnh Internet

Albumin: Đây là loại protein huyết tương phổ biến nhất. Có trong máu từ 3,5 đến 5g/dL máu và loại protein này là yếu tố chính gây ra áp suất thẩm thấu của máu. Các chất hòa tan một phần hoặc sẽ không hòa tan trong nước được vận chuyển trong huyết tương bằng cách liên kết với albumin.

Globulin: Alpha, beta, gamma đây là những protein hình cầu được hòa tan trong huyết tương. Gamma protein có các kháng thể hay immunoglobulin được tổng hợp bởi tương bào.

Fibrinogen: Loại protein này được biến đổi thành fibrin bởi các enzyme liên kết với máu trong quá trình cầm máu. Fibrinogen được tổng hợp và được chế tiết ở gan.

Các hợp chất hữu cơ khác trong huyết tương gồm: amino acid, vitamin, glucose và một số loại peptide điều hòa lipide và steroid hormone.

Ngoài ra còn có các muối khoáng: Trong huyết tương có chứa 0.9 g/o muối khoáng về thể tích bao gồm các muối điện li như Na, Ca, K,....

3. Huyết tương có chức năng gì?

Huyết tương giàu tiểu cầu được con người ưa chuộng và lựa chọn sử dụng vì có nhiều tác dụng trong làm đẹp và chữa bệnh.

Không chỉ vậy, huyết tương còn có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể như: glucose, sắt, oxy, hormone, protein trong cơ thể. Mỗi một lít huyết tương có chứa khoảng 75g protein.

Hợp chất của protein trong huyết tương được chia ra làm hai loại là albumin và globulin:

Albumin: Loại albumin giúp cung cấp áp suất thẩm thấu giữa cho phần chất lỏng của máu bên trong các mạch máu, điều này làm ngăn máu tràn vào các mô và sau đó vào các tế bào. Albumin còn có thể được xem như một loại xốp hút nước lưu thông, giữ lượng nước cần thiết trong dòng máu.

Globulin: Có nhiệm vụ như những kháng thể giúp cơ thể chống bị nhiễm khuẩn.

Huyết tương là gì? Thành phần và chức năng của huyết tương - Ảnh 3.

Huyết tương có tác dụng làm đẹp cho da và chữa bệnh cho con người - Ảnh Internet

Huyết tương ở cơ thể con người còn được tiến hành tách các thành phần của máu ra đề truyền cho bệnh nhân theo nguyên tắc thiếu gì truyền nấy. Trong các chế phẩm máu được dùng trong truyền máu thì các chế phẩm chứa huyết tương được sử dụng khá phổ biến. Các loại huyết tương được sử dụng phổ biến là huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh.

4. Chỉ định truyền huyết tương đối với những đối tượng nào?

Thực tế, mỗi bệnh nhân sẽ có nhu cầu và cần truyền huyết tương khác nhau. Một số đối tượng cần truyền huyết tương như:

- Các bệnh nhân có giảm một yếu tố đông máu bẩm sinh khi không có chế phẩm chuyên biệt để thực hiện truyền.

- Khi bệnh nhân có ban xuất huyết do giảm tiểu cầu và cần thay huyết tương.

- Truyền huyết tương với bệnh nhân bị truyền máu khối lượng lớn và xuất hiện triệu chứng rối loạn hay đang chảy máu.

- Bệnh nhân bị thiếu antithrombine III khi không có antithrombine III đậm đặc để truyền.

- Các trường hợp người bệnh bị chảy máu cấp kèm giảm toàn bộ yếu tố đông máu.

- Người mắc bệnh lý đông máu do tiêu thụ kèm giảm nặng các yếu tố đông máu cần thực hiện truyền huyết tương.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm