‘Người Nhật Bản không ngủ’ là tuyên bố của tất cả người Nhật. Có lẽ khi nhìn vào hình ảnh bạn sẽ thấy tuyên bố này có vẻ không được hợp lý cho lắm. Nhưng tất cả người Nhật đều sẽ trả lời bạn rằng họ không ngủ, họ chỉ đang ‘inemuri’ mà thôi. Trên thực tế, đây là một tuyên bố văn hóa và xã hội học vô cùng thú vị của xứ sở Phù Tang.
Inemuri ra đời vì kinh tế phát triển quá nhanh
Vào cuối những năm 1980, khi nền kinh tế của Nhật đang phát triển ở đỉnh cao, cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng trở nên bận rộn hơn. Mỗi ngày của họ đều bị lấp đầy bởi các cuộc họp công việc, những hoạt động vui chơi giải trí và hầu như họ chẳng có thời gian để ngủ. Tại thời điểm đó người Nhật luôn tự hào hô vang khẩu hiệu: “Bạn có thể chiến đấu suốt 24 giờ đồng hồ không?/ Doanh nhân! Doanh nhân! Doanh nhân Nhật Bản!”...
Bên cạnh đó cũng có không ít người than phiền rằng: “Người Nhật chúng tôi đang phát điên vì phải làm việc quá nhiều”. Tuy nhiên, cũng chính vào lúc này, người Nhật lại khám phá ra một thứ ‘nghệ thuật’ mà họ luôn tự hào nói rằng đó là sự siêng năng vượt trội của người Nhật so với phần còn lại của thế giới. Khi người ta chẳng có thời gian để ngủ, hình ảnh những người Nhật ngồi ngủ gật gù trên tàu điện ngầm, thậm chí có người còn đứng, trở nên quá đỗi bình thường và quen thuộc. Và kiểu ngủ bất chấp tất cả này được đặt một cái tên rất mỹ miều đó là ‘inemuri’ – chợp mắt trên các phương tiện giao thông công cộng trong các cuộc họp thậm chí là trong lớp học...
Khi văn hóa inemuri bắt đầu nổi lên, các chuyên gia đã bắt tay vào nghiên cứu và điều tra về nó. Cuối cùng họ nhận ra rằng ở một mức độ nhất định, inemuri không được coi là giấc ngủ. Nó không chỉ không được coi là một giấc ngủ giống như giấc ngủ trên giường vào ban đêm, mà nó cũng không phải là một giấc ngủ trưa hay giấc ngủ ngắn.
Chính nhờ vào chuẩn mực văn hóa inemuri này mà người dân Nhật Bản có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ ở bất kỳ đâu và trước sự hiện diện của bất kỳ ai. Thậm chí những người trưởng thành còn chia sẻ rằng họ cảm thấy ngủ tại công ty còn ngon giấc hơn ngủ một mình tại nhà.
Có lẽ tất cả chúng ta vẫn chưa thể quên được thảm họa kép động đất - sóng thần tấn công các thị trấn ven biển tại Nhật Bản năm 2011. Tại các khu nhà chờ di tản, chính văn hóa inemuri đã giúp cho mọi người chia sẻ với nhau không gian ngủ nghỉ một cách thoải mái hơn. Bởi lẽ, họ đã quá quen với việc ngủ khi có sự hiện diện của những người khác.
Hai mặt của một vấn đề
Tất nhiên, bất cứ vấn đề nào cũng có 2 mặt của nó và inemuri không phải là ngoại lệ. Thậm chí 2 mặt của inemuri còn mâu thuẫn gay gắt với nhau.
Nhiều người cho rằng inemuri sẽ phá vỡ những thói quen đi ngủ bấy lâu nay của mỗi người. Thay vì việc đi ngủ theo quy luật bình thường, đi ngủ vào buổi tối và thức dậy vào sáng sớm thì giờ đây người ta có thể ngủ bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu. Nó như tạo thêm lý do để mọi người có thể ngủ muộn, điều này đặc biệt ảnh hưởng không tốt đến trẻ em. Trẻ em thường được khuyến khích là nên đi ngủ sớm. Nemuri lại là một lý do hoàn hảo để chúng thức khuya và ngủ trong giờ học của ngày hôm sau.
Inemuri tại nơi làm việc luôn được coi là một trường hợp điển hình. Về nguyên tắc, sự chú tâm và tham gia tích cực luôn là yếu tố quan trọng trong công việc và việc ngủ gật khi đang làm việc tạo ra một ấn tượng không hay thể hiện rằng người đó đang có thái độ thờ ơ hoặc đang trốn tránh trách nhiệm của mình.
Tuy nhiên, nếu nhìn ở một mặt khác, nó lại được xem như là hệ quả của sự kiệt sức vì làm việc. Và nghiễm nhiên nó lại trở thành hành động vô cùng đời thường và hoàn toàn có thể chấp nhận được. Những cuộc họp kéo dài và chỉ xoay quanh việc ngồi nghe từng cái báo cáo nhàm chán trở nên ‘có lỗi’ hơn việc ngủ gật. Và từ đó, người Nhật cũng đánh giá cao hơn nỗ lực tham dự hơn là những gì mà người tham gia đang thực sự đạt được: “Người Nhật Bản chúng tôi có tinh thần Olympic - tham gia là được tính”.
Tuy nhiên, nếu nhìn ở một mặt khác, nó lại được xem như là hệ quả của sự kiệt sức vì làm việc. Và nghiễm nhiên nó lại trở thành hành động vô cùng đời thường và hoàn toàn có thể chấp nhận được. Những cuộc họp kéo dài và chỉ xoay quanh việc ngồi nghe từng cái báo cáo nhàm chán trở nên ‘có lỗi’ hơn việc ngủ gật. Và từ đó, người Nhật cũng đánh giá cao hơn nỗ lực tham dự hơn là những gì mà người tham gia đang thực sự đạt được: “Người Nhật Bản chúng tôi có tinh thần Olympic - tham gia là được tính”.
Lại trở lại với thời điểm ra đời của inemuri, đó là thời điểm mà mệt mỏi và bệnh tật thường được xem như là kết quả của những nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ và sự cần cù. Vì vậy, inemuri hoặc thậm chí giả vờ inemuri chỉ bằng cách nhắm đôi mắt như là một biểu hiệu cho thấy một người đã làm việc chăm chỉ.
Vì vậy, thói quen inemuri của người Nhật Bản thực tế không hoàn toàn là xu hướng của người lười biếng. Thay vào đó, nó là một đặc tính riêng biệt không chính thức của đời sống xã hội Nhật Bản nhằm đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên bằng cách cung cấp một thời gian nghỉ tạm thời cách hiện hữu. Và do đó, nó rất rõ ràng: "Người Nhật không ngủ. Họ không ngủ trưa. Họ inemuri".