Khả năng xảy ra dịch tả heo châu Phi tại TP.HCM là rất cao

10/05/2019 - 15:14
TP.HCM hiện đang triển khai nhiều biện pháp để chống dịch tả heo châu Phi khi dịch đã xuất hiện ở một số địa phương lận cận như Đồng Nai, Bình Phước.
Tại phiên họp kinh tế - xã hội thường kỳ vào sáng ngày 10/5, ông Trần Ngọc Hổ, Phó giám đốc Sở NN&PTNN TP.HCM cho biết, ngoài hai huyện Trảng Bom và Nhơ Trạch của Đồng Nai đã có dịch thì vào ngày 9/5, tỉnh Bình Phước cũng đã phát sinh dịch tả heo Châu Phi. Do vậy, khả năng xảy ra dịch tả heo châu Phi trên địa bàn TP.HCM là rất cao.
 
Theo ông Hổ, hiện TP.HCM có 4.000 hộ chăn nuôi với 274.000 con heo, trong đó có gần 300 hộ nuôi nhỏ lẻ, lấy thức ăn thừa từ nhà hàng, đây là nguồn có nguy cơ lây lan rất lớn.
                                          
Trước tình hình đó,  lãnh đạo TP.HCM đã chỉ đạo các sở ngành thiết lập kênh thông tin với các tỉnh lân cận để chia sẻ thông tin về dịch một cách kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, còn thống nhất các biện pháp ngăn ngừa, tăng cường kiểm soát ở các cửa ngõ; đặc biệt là khu vực giáp ranh ở Đồng Nai, khi 40-45% lượng heo tiêu thụ của thành phố được cung cấp từ tỉnh này.
 
dich-ta-heo.jpg
Hiện TP.HCM đang khẩn trương đối phó với dịch tả heo châu Phi - Ảnh minh họa.

 

Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, sở cũng đã làm việc với các doanh nghiệp thịt heo và thịt gia cầm để chuẩn bị đủ nguồn hàng, bình ổn thị trường.
 
Trong đó, Công ty Vissan cam kết nếu dịch bệnh xảy ra, sẽ thu mua dự trữ 3.600 tấn trong 45 ngày; nhập khẩu thịt từ các nước. Trong khi đó, Công ty cổ phần Ba Huân cam kết đảm bảo đủ nguồn hàng thịt gia cầm thay thế thịt gia súc khi có dịch bệnh xảy ra và hoàn toàn có thể nâng sản lượng tiêu thụ để đảm bảo đáp ứng cho nhau cầu thị trường.
 
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM đề nghị các sở ngành, quận huyện nâng cao công tác tuyên truyền, đồng thời phối hợp với các địa phương khác chống dịch. Nếu quận huyện nào để tình trạng giết mổ lậu xảy ra thì UBND  thành phố sẽ phê bình và xử lý vi phạm tùy mức độ.
 
 
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm