Rắc rối 1: Giày da lộn bị trầy da hoặc dính bẩn
Bí quyết ở đây là hơi nước. Hãy để đôi giày da lộn vào trong phòng tắm của bạn khi bạn tắm. Hơi nước sẽ khiến cho các vết bẩn trên da lộn nở và bung ra. Sau đó dùng một chiếc bàn chải nhỏ để đánh bay vết bẩn đó.
Rắc rối 2: Đế dép xỏ ngón hay dép đi trong nhà bị mòn
Việc những đôi dép xỏ ngón hay dép đi trong nhà bị mòn đế sẽ khiến cho ngón chân bạn như thể chạm đất, gây ra cảm giác vô cùng khó chịu. Để đề phòng trường hợp này xảy ra, ngay từ đầu bạn nên đem đôi dép của mình ra ngoài hàng sửa giày dép và yêu cầu người sửa dính cho bạn một lớp cao su mỏng ở đế dép. Việc này cũng không quá khó nên bạn cũng có thể tự thực hiện tại nhà chỉ với keo và đế cao su.
Rắc rối 3: Giầy da bị thấm nước hoặc dính vệt nước
Để tránh việc hình thành các vệt bẩn trên bề mặt ngoài của giầy da, tốt nhất bạn nên chăm chỉ lau sạch giầy mỗi lần đi hoặc có thể là ngay khi xuất hiện vết bẩn. Tuy nhiên, những công việc bận rộn chiếm hết thời gian và khi nhìn lại, đôi giày của bạn đã xuất hiện những vết bẩn cứng đầu xấu xí. Để đánh bay chúng, bạn nên sử dụng một miếng giẻ ẩm và giấm chà trực tiếp lên các vết bẩn đó.
Một trường hợp khác cũng không phải là hiếm gặp khi sử dụng giầy da trong ngày mưa, là nước ngấm vào trong giày. Việc bạn cần làm ngay là kiếm vài tờ báo cũ, vo lại và nhét vào bên trong giầy. Báo sẽ làm nhiệm vụ thấm khô hết nước bên trong giúp bạn.
Rắc rối 4: Quai sandal quá chật và cứa vào chân.
Không còn điều gì tệ hơn khi mà mua một đôi giày đem lại sự khó chịu cho bản thân. Không chỉ có sandal mà rất nhiều các đôi giày khác cũng thường đem lại cho bạn cảm giác bị chà xát, thậm chí chúng cứa vào chân của bạn đúng theo nghĩa đen. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên dán một miếng da chuột chũi mềm hoặc một miếng xốp mỏng vào quai hoặc gót sau của bạn. Và bạn sẽ lại có thể sải bước êm ái trở lại trên đôi giày yêu thích.
Rắc rối 5: Gót của đôi giày cao gót bị mòn.
Trước khi sử dụng giày cao gót bạn nên trang bị cho đế giày của bạn một lớp lót. Lớp lót này không chỉ để ngăn chặn sự mài mòn mà nó còn giúp bạn tán rộng gót nhọn nhỏ xinh của đôi giày cao gót, giúp bạn không còn phải lo về những vết nứt trên đường hay băng qua các vũng nước lầy lội. Tất nhiên miếng lót này cũng có hạn sử dụng của nó, tuy nhiên tần suất thay miếng lót tùy thuộc vào tần suất sử dụng giày của bạn. Nếu bạn thường xuyên sử dụng chúng thì tốt nhất bạn nên thay chúng mỗi mùa.
Rắc rối 6: Giầy sneaker của bạn bốc mùi.
Đầu tiên bạn phải chắc chắn rằng đôi tất bạn mang là cotton 100% hoặc làm bằng chất liệu thông thoáng. Tất có tỷ lệ thành phần cao là nylon hay polyetes sẽ là môi trường hoàn hảo để lưu trữ mồ hôi và sinh ra mùi khó chịu.
Đối với một đôi giày bốc mùi, hãy phủ đầy bên trong đôi giày bằng baking soda sau mỗi lần tập luyện hay sử dụng chúng. Để làm sạch giày trong máy giặt, tốt nhất bạn nên cho chúng vào một chiếc túi giặt, tuy nhiên không giặt ở chế độ vắt khô. Thay vào đó, thấm khô nó bằng giấy báo và phơi trước quạt.
Rắc rối 7: Họa tiết trên giày của bạn bị rơi.
Nếu như họa tiết trên giày của bạn bị rơi và may mắn rằng bạn tìm lại được chúng hoặc tìm được thứ để thay thế, bạn có thể dùng những loại keo dán chuyên biệt cho giày, ví dụ như keo Shoe Goo, nó sẽ cứng lại và rất chắc chắn. Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng bạn đã để nó ổn định 24 giờ trước khi đi.