pnvnonline@phunuvietnam.vn
Không chỉ COVID-19 mới đáng lo ngại, bạn còn cần phải phòng tránh 4 bệnh truyền nhiễm này
Dịch bệnh là nỗi lo ngại đối với tất cả mọi người. Không chỉ thế, thời điểm mùa xuân đang diễn ra, các bệnh trong mùa cũng bùng phát nhanh chóng. Để tránh lây nhiễm bệnh mọi người cần phải đề phòng bệnh do khoảng thời gian này nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm ngoài dịch COVID-19 ra cộng đồng là tương đối cao.
Đa số các bệnh truyền nhiễm đều được cho là do giọt bắn và tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh. Bất kể nhóm tuổi nào cũng có thể xảy ra trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là điều hết sức cần thiết và đúng đắn để dịch bệnh không bùng phát, xảy ra.
1. Bệnh thủy đậu
Đây là bệnh truyền nhiễm do virus varicella-zoster gây ra. Bản chất bệnh thủy đậu cực kỳ dễ lây lan bên ngoài cộng đồng, đặc biệt dễ xảy ra đối với các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Triệu chứng của bệnh có thể lưu ý như: Nổi mề đay đỏ, mụn rộp trên cơ thể. Sự lây lan của bệnh qua tiếp xúc hoặc giọt bắn. Tuy nhiên, thủy đậu là bệnh tự giới hạn, có thể cung cấp được miễn dịch suốt đời.
Để phòng chống thủy đậu trong mùa xuân, những gia đình có trẻ nhỏ nên hướng dẫn trẻ, dạy trẻ hình thành thói quen rửa tay thường xuyên. Chỉ cần làm tốt việc không để trẻ bị cảm lạnh, giữ ấm cho trẻ hàng ngày đây cũng là biện pháp giúp trẻ phòng tránh được thủy đậu tốt hơn.
2. Cảm cúm
Cảm cúm do virus cúm gây ra, những trường hợp này chủ yếu lây truyền trong không khí và qua nước bọt, nước mũi hay đờm. Tất cả các triệu chứng của người bị cúm nếu đi ra ngoài môi trường rất dễ lây bệnh cho người khác, thời gian gây bệnh nhanh.
Khi sốt cao trên 38 độ C kèm các triệu chứng sổ mũi, ho, đau nhức cả cơ thể lẫn đầu thì cần lập tức đến gặp bác sĩ để nhận điều trị kịp thời. Nếu chậm trễ và không điều trị hiệu quả thì nguy cơ tử vong của bệnh tương đối cao do xảy ra tình trạng suy hô hấp.
Để có thể phòng tránh bệnh cảm cúm, bạn cần để nhà cửa thông thoáng, mở cửa sổ tối thiểu 2 đến 3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút trong ngày. Ngoài ra, nếu bạn chuẩn bị hắt hơi hoặc có ý định khạc nhổ cần sử dụng giấy, tuyệt đối không khạc nhổ hoặc hắt hơi ra ngoài. Thực hiện đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân.
3. Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính
Đây là bệnh do nhiễm phải norovirus, bệnh xảy ra nhanh, phát bệnh nhanh và các triệu chứng thường gặp phải như chuột rút bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
Các trường hợp cần lưu ý hơn là nhóm trẻ em và người già là những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Bệnh này tự giới hạn, không cần điều trị bằng thuốc chống vi trùng. Do đó nếu xuất hiện các triệu chứng buồn nôn hay nôn thì chỉ cần chú ý đến đường tiêu hóa, quan tâm nghỉ ngơi đúng cách khoảng 2 tiếng sau khi ăn là được. Ngoài ra có thể uống thêm nước, ăn cháo theo nguyên tắc ăn từng ít một, không nên ăn nhiều.
Lưu ý, trong giai đoạn này bạn không ăn các thực phẩm dễ đầy hơi, không nên sử dụng sữa, sữa đậu nành, trứng. Nên lựa chọn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và thực hiện chế độ ăn thanh đạm.
Tuy nhiên, khi kèm theo triệu chứng tiêu chảy, bạn cần phải bổ sung nước hợp lý. Các triệu chứng như đau bụng dữ dội, tiêu chảy kéo dài lâu, nôn mửa kèm cả sốt cao gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Do đó, bạn cần lập tức thăm khám bác sĩ để nhận điều trị kịp thời.
4. Bệnh lao phổi
Lao phổi xảy ra chủ yếu do truyền nhiễm, lây từ người này sang người khác qua hắt hơi, ho hoặc nhỏ giọt bắn. Các triệu chứng xuất hiện máu trong đờm, sốt và nhiệt độ khá thấp hay sụt cân, yếu toàn thân, mệt mỏi, ho và xảy ra tình trạng khạc đờm.
Do đó, các trường hợp nghiêm trọng sẽ khiến người bệnh bị xuất huyết phức tạp. Lúc có các triệu chứng như vậy cần lập tức đưa người bệnh đến viện để thăm khám kịp thời.
Phòng tránh dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu đối với bất cứ ai, bất cứ gia đình nào. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của mọi người cũng không nên chủ quan mà bỏ qua 4 căn bệnh truyền nhiễm đang xảy ra nhiều ở trên. Mỗi người cần tự giác bổ sung đủ chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch và tập thể dục để cải thiện sức khỏe, phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả tốt nhất.