“Không được khóc!”, “Không được làm ồn!”
Khi trẻ khóc hay hét lên là bởi vì chúng không biết biểu đạt tâm trạng, nỗi buồn hiện tại của mình như thế nào… Nếu bạn một mực cấm đoán trẻ nhỏ thể hiện cảm xúc, như vậy sẽ khiến chúng cảm thấy rằng cảm xúc của mình không đúng, nhưng lại không biết nên biểu đạt thế nào. Cuối cùng bản thân chúng sẽ cảm thấy khó xử và sinh ra tâm lí sợ hãi.
Những lúc như vậy bạn nên tiếp nhận cảm xúc của trẻ, rồi sau mới định hướng giảng giải cho trẻ. Ví dụ bạn có thể nói: “Đã khóc xong chưa? Hãy để mẹ ôm cái nào!“. Rồi sau đó hướng dẫn cho trẻ chúng nên biểu đạt cảm xúc của mình như thế nào cho đúng.
“Đợi khi ba con về sẽ xử con như thế nào”
Câu nói này có chỗ hỏng rất lớn, trước hết, nếu trẻ nhỏ làm sai thì tại sao bạn không trừng phạt chúng ngay lúc đó mà lại phải đợi đến khi ba chúng về? Ngoài ra, bạn đẩy trách nhiệm cho người khác, thử hỏi quyền uy của người làm mẹ ở đâu? Dù sao bạn cũng sẽ không trừng phạt chúng, thế thì chúng cũng không cần phải nghe lời bạn nữa!
Cuối cùng, tại sao bạn lại muốn ba chúng làm người xấu đó? Đợi đến khi ba chúng về rồi, thì có lẽ lúc ấy bản thân trẻ cũng đã quên chúng đã làm sai chuyện gì rồi, vậy mà lại vô duyên vô cớ bị đánh một trận, thử hỏi chúng có hận ba chúng không?
Đôi khi, các câu nói vô tình của cha mẹ khiến trẻ tổn thương, thậm chí gây phản tác dụng giáo dục đối với con trẻ |
“Sao con không biết lễ phép như vậy”
Trẻ con có thể sẽ trong một giai đoạn phát triển nào đó đột nhiên không thích chào hỏi người khác nữa. Thậm chí, trước đây thích chào hỏi, giờ đây lớn lên rồi lại không muốn chào hỏi ai nữa. Cha mẹ sẽ cảm thấy con không còn được như hồi chúng còn nhỏ nữa, không khỏi cảm thấy mất mặt và sẽ bắt ép con chào hỏi người khác. Hoặc là con trẻ đang ở vào thời kỳ nhạy cảm trong giai đoạn phát triển, sẽ không biểu đạt cảm xúc của mình, khi gặp phải chuyện khiến chúng phát hỏa có thể chúng sẽ đánh người ta.
Ví dụ có người trêu đùa chúng rằng: “Cậu nên đem cái này về nhà đi!“, “Hãy cho bà ăn cái này đi!“, trẻ nhỏ trong lúc tự ái hay tức giận sẽ gây sự với người lớn. Mỗi lúc như vậy, cha mẹ thường đứng cùng phe với người khác, còn gán cho trẻ là không lễ phép. Trong lòng con trẻ lúc này sẽ cảm thấy rất cô lập, rất bất lực...
“Con thật là ích kỷ!”, “Cái đồ nhỏ mọn!”
Mong chờ một đứa trẻ ba tuổi trở xuống lúc nào cũng biết chia sẻ đồ chơi hoặc đồ ăn của mình với người khác, đó là điều không thể! Bởi giai đoạn này là trẻ đang ở trong thời kỳ mẫn cảm của ý thức về quyền sở hữu đồ vật và thường bị gán mác “nhỏ mọn, ích kỷ, keo kiệt“.
Tại sao người lớn cứ phải buộc trẻ nhỏ phải độ lượng với mình nhỉ?
Còn có những người dạy trẻ thế này: “Con xem con đưa cho ông/bà, nhưng ông/bà có ăn của con đâu, nếu con mà không cho ta, thì ta sẽ giành hết của con đấy“. Tại sao lại muốn trẻ trở nên giả tạo giống hệt người lớn?
“Có nhanh tay lên một chút được không hả?”
Khi mà đứa trẻ mất quá nhiều thời gian, có thể là năng lực của chúng quả thật là không đạt được yêu cầu của bạn. Rốt cuộc những chuyện mà bạn cảm thấy có thể làm được rất mau lẹ, nhưng đối với trẻ thì lại khó khăn trùng trùng. Cho nên dứt khoát không thể lấy tiêu chuẩn mà bạn cho là đương nhiên để yêu cầu một đứa trẻ.
Hậu quả của việc thúc ép con có thể thấy nhan nhản trong cuộc sống. Vậy nên, bạn hãy khom mình xuống, dùng góc độ của một đứa trẻ để yêu cầu con, chứ không phải thúc giục liên hồi để rồi khiến lòng chúng cảm thấy day dứt, mà lại không biết làm gì hơn.
“Bố/mẹ bận lắm, hãy tránh xa bố/mẹ một chút!”
Khi con cái xem bạn là toàn bộ thế giới của chúng, thì bạn lại lấy cớ này đẩy chúng ra xa, lúc này con trẻ sẽ hụt hẫng, cảm giác rằng bạn không còn yêu thương chúng nữa.
Sau này khi trẻ lớn lên rồi, bạn lại mong được đi vào thế giới nội tâm của chúng, muốn gần gũi chúng như lúc này đây, đó đã là điều không thể nữa.
Cho nên, hãy dành nhiều thời gian để bầu bạn với trẻ. Những lúc bạn thật sự cần phải đặt hết tấm ý để làm tốt công việc nào đó, có thể hẹn trước với con trẻ, ví dụ như: “Bố/mẹ cần phải viết cho xong bài văn này, mất khoảng một giờ gì đó. Con đợi bố/mẹ làm xong rồi bố/mẹ con chúng ta sẽ cùng đi ra ngoài chơi nhé, được không con?“.
Phần lớn tình huống này, chỉ cần lúc đó trẻ ở trạng thái tốt, chúng sẽ vui vẻ đồng ý ngay.
“Đáng đời! Con không biết không nên như vậy sao?”
Lúc bạn nói ra những lời như vậy, phải chăng là bạn cảm thấy trẻ luôn đối đầu với bạn? Bạn không cho chúng làm như vậy, nhưng chúng lại cứ muốn làm theo ý mình, kết quả là chính mình bị thương tổn, thế là bạn cứ như vậy mà cười nhạo chúng.
Kỳ thực, lúc này trẻ nhỏ rất cần được tha thứ và chỉ dẫn chính xác. Chúng ta là người lớn còn luôn phạm sai lầm, huống chi là một đứa bé? Vậy nên thân là cha mẹ, chúng ta cần phải nhẫn nại mà hướng dẫn cho trẻ nhiều hơn, không ngừng sửa chữa lại những sai lầm, chứ không phải chỉ trích cũng như nhạo báng chúng.
“Con giỏi quá!”, “Con thật thông minh”
Khi trẻ để tâm làm xong một chuyện nào đó, cần người lớn chúng ta thật lòng khen ngợi, chúng ta luôn là trong lúc vội vàng, ngoảnh đầu xem thử, sau đó thuận miệng tặng cho chúng những lời khen vô nghĩa đại loại như vậy. Mà những lời khen này đối với bản thân trẻ lại không có bất kỳ một ý nghĩa cụ thể nào.
Chúng cũng không vì vậy mà nhận được khích lệ gấp bội, mà trái lại sau này sẽ không cần đến những câu “phụ họa” qua loa như vậy của bạn nữa. Cho nên, những lúc con trẻ cần được sự khẳng định của bạn, thì bạn cần nghiêm túc mà nhìn sự việc một cách chính diện, cho chúng những lời khen chân thành nhất phát ra từ tận đáy lòng. Những lời khen như vậy mới là điều trẻ thực sự cần, mới có thể giúp trẻ càng ngày càng tốt hơn!
Nuôi mà không dạy, là lỗi của cha mẹ; dạy mà không đúng, sẽ gây nên sai lầm cả một đời! Để trẻ trở thành người tốt hơn, để trẻ có một thân thể và tinh thần khỏe mạnh, những người làm cha làm mẹ cần không ngừng đổi mới kiến thức, không ngừng sữa chữa sai lầm - đây là trách nhiệm và cũng là tình yêu mà bạn dành cho trẻ!