Được tăng lương theo định kỳ ở cơ quan Nhà nước thì mức tăng không đáng là bao, tuy nhiên ở một số doanh nghiệp, mỗi lần tăng lương thì khoản thu nhập cố định được tăng thêm lên tới hàng triệu, thậm chí vài triệu đồng mỗi tháng. Đó là khoản tiền đủ lớn để “chủ nhân” của nó có thể nghĩ đến việc “cải thiện” chi tiêu theo chiều hướng “dễ chịu” hơn một chút.
Chị Lâm Ngọc Minh, Phó phòng kinh doanh của một doanh nghiệp ở quận 12, TPHCM, đang hưởng mức lương 12 triệu đồng/tháng, và vừa được tăng lương thêm 3 triệu đồng - bao gồm cả tăng lương theo kỳ hạn và một khoản nữa gọi là “ghi nhận thành tích đóng góp cho công ty”.
Từ trước tới giờ, phần tiền lương của chị được sử dụng để trả tiền học cho 2 đứa con (hết 7 triệu đồng/tháng) và chi phí ăn uống cho gia đình. Các khoản chi phí khác và tích lũy thì trách nhiệm được giao cho chồng. Vì thế, nếu không có gì đột xuất thì hàng tháng, chị chỉ còn dư ra khoảng 1 triệu đồng để chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân.
Nhận được tháng lương đầu tiên sau khi tăng lương, chị quyết định dành thêm 2 triệu đồng để chi tiêu cá nhân, nâng tổng mức chi tiêu cá nhân lên 3 triệu đồng/tháng. “So với nhiều chị em khác thì khoản chi phí này vẫn là ít. Hơn nữa, với khoản chi tiêu cố định cho gia đình như trước giờ vẫn ổn định, thì việc tăng thêm 1 triệu đồng nữa chủ yếu nhằm cải thiện bữa ăn gia đình. Khoản này dễ “co giãn” nên thêm bớt chút đỉnh cũng chẳng quan trọng gì”, chị tự nhủ.
Tuy nhiên, chỉ nửa tháng sau, ngân sách để chi phí cho nhu cầu cá nhân của chị Minh không chỉ cạn kiệt, mà còn có nguy cơ “lạm chi” khi chị “tổng rà soát” nhu cầu mỹ phẩm và lên một danh mục mua sắm “khủng” nhất từ trước tới giờ.
“Do không có điều kiện khảo giá cho thật sát nên có một số món giá thực tế cao hơn giá dự tính. Mà mỹ phẩm thì mỗi món đắt hơn khoảng 10% cũng “thành vấn đề” rồi, nên cuối cùng mình bị hụt mất khoảng gần 1 triệu đồng.
“Do không có điều kiện khảo giá cho thật sát nên có một số món giá thực tế cao hơn giá dự tính. Mà mỹ phẩm thì mỗi món đắt hơn khoảng 10% cũng “thành vấn đề” rồi, nên cuối cùng mình bị hụt mất khoảng gần 1 triệu đồng.
Số tiền không lớn nhưng nếu như chuyện này không được điều chỉnh kịp thời, cứ để xảy ra thường xuyên thì hẳn là sẽ dẫn tới nhiều rắc rối”, chị chia sẻ.
Theo chị Minh, những người đang phải chấp nhận cảnh chi tiêu tằn tiện, một khi có điều kiện “nới chi” thường tỏ ra “phấn khích quá mức”, khiến cho những tính toán vào lúc đó không thật tỉnh táo, sáng suốt.
“Thường thì họ sẽ nghĩ đến rất nhiều thứ cần phải chi tiêu và họ cũng sẵn sàng chi tiêu một cách khá “bạo tay”. Cũng giống như cái lò xo bị nén lâu ngày, nếu không biết tiết chế ngay từ đầu thì sẽ nguy hiểm”, chị Minh nhận xét.
“Thường thì họ sẽ nghĩ đến rất nhiều thứ cần phải chi tiêu và họ cũng sẵn sàng chi tiêu một cách khá “bạo tay”. Cũng giống như cái lò xo bị nén lâu ngày, nếu không biết tiết chế ngay từ đầu thì sẽ nguy hiểm”, chị Minh nhận xét.
Do đó, chị Minh cũng như một số người có kinh nghiệm “quản trị” tài chính gia đình khác cho rằng, ngay sau khi được tăng lương thì tốt nhất hãy bình tĩnh, giữ nguyên hạn mức chi tiêu như thường lệ. Sau khoảng 1-2 tháng, nếu thấy “ngân sách” đúng là là “dôi dư” chút đỉnh thì hãy căn cứ trên khoản tiền “dư” thực tế để tính toán việc chi thêm vào những việc cần thiết nhất.
Thêm một thời gian nữa, khi mọi chuyện đã đi vào “nếp”, thấy có dư được một khoản kha khá thì hãy tính tới những khoản chi tiêu có vẻ “xa xỉ” hơn.
Thêm một thời gian nữa, khi mọi chuyện đã đi vào “nếp”, thấy có dư được một khoản kha khá thì hãy tính tới những khoản chi tiêu có vẻ “xa xỉ” hơn.
Nếu thiếu sáng suốt, tính toán không chính xác về các khoản chi tiêu thì có khi khoản tiền tăng thêm từ việc tăng lương lại dẫn tới những điều không mong muốn, dễ khiến cho ngân sách của gia đình bị thâm thủng.