Ký ức đau lòng của những 'Đứa con 11/9' (Phần II)

11/09/2016 - 15:00
Những “Đứa con 11/9”, những cô bé, cậu bé sinh sau hoặc còn rất nhỏ khi vụ khủng bố 11/9 xảy ra, đã dũng cảm vượt qua những nỗi đau, những mất mát không thành lời để bước tiếp trên con đường mà họ đã chọn.

“Tôi muốn đảm bảo rằng nó không bao giờ xảy ra lần nữa”

Alexandra Wald muốn hiểu điều gì đã gây ra thảm họa tồi tệ này. Cô ngâm cứu những cuốn sách về quân sự và những lý do dẫn đến ngày 11/9 định mệnh. Cô mất bốn năm học tiếng Ả Rập ở trường đại học, lấy bằng thạc sĩ ngành Quan hệ quốc tế để theo đuổi ước mơ làm tình báo.

ky-uc-11-9-cua-nhung-dua-tre-12.jpg
Bố của cô Alexandra Wald.

Cô chia sẻ: “Như là bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị và cái chết của cha tôi vào ngày 11/9, tôi chỉ muốn chắc chắn rằng nó sẽ không bao giờ lặp lại một lần nữa”.

Cái chết của ông Victor Wald, một nhà môi giới chứng khoán tại Trung tâm thương mại đã khiến con gái của ông đặc biệt quan tâm đến các sự kiện thế giới, muốn được tham gia giải mã thông tin để bảo vệ quê hương của mình.

Bây giờ khi đã 28 tuổi, cô làm việc cho một dự án an ninh mạng của Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp liên bang ở Washington. Ngoài ra, cô còn mở một Quỹ học bổng Tự do.

“Mỗi lần tôi thấy nó trên da tôi, tôi phải nói về nó”

Đó là câu nói mà Ryan McGowan nói về hình xăm “IX.XI” sau gáy của mình. Đây là ký hiệu La Mã của 9-11.

ky-uc-11-9-cua-nhung-dua-tre-15.jpg
 Hình xăm 9-11 của Ryan.

Vào năm 2001, khi Ryan 5 tuổi và Casey, em gái của cô mới 4 tuổi, mẹ của họ, một nhà điều hành đầu tư tại tòa tháp đôi đã ra đi mãi mãi. Ryan đột nhiên phải lớn trước tuổi và đóng vai trò như một người mẹ trong gia đình, chuẩn bị quần áo cho em gái khi đi học, nấu bữa tối khi cha vắng nhà. Và những lúc như vậy, cô lại nghĩ về mẹ mình như “một thiên thần hộ mệnh tuyệt vời”.

ky-uc-11-9-cua-nhung-dua-tre-14.jpg
 Ryan (trái) và Casey (phải)

Bây giờ khi đã 20 tuổi, cô đang theo học chuyên ngành học trong tiếp thị tại Đại học Boston còn cô em gái Casey 19 tuổi hiện đang là một sinh viên năm hai ngành truyền thông.

ky-uc-11-9-cua-nhung-dua-tre-16.jpg
Ryan và Casey chụp ảnh cùng mẹ.

Thật không may, đến hiện tại, sau 15 năm ròng, thi thể mẹ cô vẫn mất tích cùng tòa tháp. Vì vậy, mỗi khi nhớ mẹ, cô thường đi đến một mê cung trong khuôn viên trường nơi có bức tường ghi tên của mẹ cô và những sinh viên tốt nghiệp Đại học Boston đã thiệt mạng trong ngày 11/9. Đó là nơi mà cô cảm thấy mình gần gũi với mẹ mình: “Tôi chỉ có thể ngồi đó và hình dung. Tôi không có bất cứ nơi nào khác để lui tới”.

“Tôi muốn chơi trên danh dự của bố tôi”

Ronald Milam Jr không chia sẻ về con số 33 mà anh luôn chọn làm số áo chơi thể thao của mình. Nhưng ai cũng biết đó là tuổi của cha anh, một thiếu tá đã mất trong vụ tấn công 11/9 tại Lầu Năm Góc vào ngày 11/9 khi ông 33 tuổi.

ky-uc-11-9-cua-nhung-dua-tre-17.jpg
Ronald Milam Jr (trái) và người cha mà anh chưa có dịp gặp gỡ (phải). 

Ronald Jr. chưa bao giờ có cơ hội gặp cha mình bởi vì khi ông mất anh vẫn trong bụng mẹ. Và mẹ anh cũng là một đại úy của lực lượng không quân may mắn thoát chết năm đó tại Lầu Năm Góc.

Ronald Jr., hiện là học sinh năm nhất của trường trung học ở San Antonio, Mỹ. Anh là một trong số hơn 100 đứa trẻ được sinh ra bởi những nạn nhân của thảm họa 11/9 .

Anh sở hữu ngoại hình và tính cách rất giống người cha của mình. Anh chọn con số 33 làm số hiệu của mình khi chơi thể thao vì anh muốn có một sự liên kết mới người cha quá cố mà anh chưa kịp gặp. Anh chia sẻ: “Tôi muốn được chơi trên danh dự của cha tôi. Vì vậy, tôi chọn số đó”.

“Tôi có thể đồng cảm với những khó khăn của người khác dễ dàng hơn”

Sau khi những người tị nạn kể về sự mất mát của họ trong cuộc xung đột, Sonia Shah cũng chia sẻ với họ rằng, cô cũng từng phải trải qua sự mất mát như thế.

ky-uc-11-9-cua-nhung-dua-tre-20.jpg
Sonia Shah của hiện tại. 
ky-uc-11-9-cua-nhung-dua-tre-21.jpg
 Gia đình hạnh phúc của Sonia Shah trước đây.

Cha của Sonia Shah là một nạn nhân của thảm họa 11/9 khi cô mới lên 7 tuổi. Và hiện giờ, cô bé ngày nào đã  trở thành sinh viên của Đại học Baylor. Mùa hè qua, cô đã tham gia các hoạt động tình nguyện mùa hè với các tổ chức cứu trợ tị nạn ở Hy Lạp.

Chính sự ra đi đột ngột của người cha đã thúc đẩy Sonia cố gắng giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn: “Bởi vì tôi đã phải đối mặt với sự mất mát khi còn quá nhỏ so với nhiều người khác, vì vậy tôi có thể đồng cảm với khó khăn của người khác dễ dàng hơn”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm