pnvnonline@phunuvietnam.vn
Làm sao để phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng?
1. Biến chứng của bệnh tay chân miệng là gì?
Thực chất bệnh tay chân miệng khá lành tính. Bệnh có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày mà không cần điều trị đặc biệt. Trong trường hợp có biến chứng, thì các biến chứng thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 ở giai đoạn toàn phát của bệnh. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng.
Các biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng là:
- Mất nước.
- Rụng móng tay, móng chân.
- Biến chứng thần kinh: viêm não, viêm màng não, viêm não tủy, viêm thân não.
- Biến chứng tim mạch: viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch, tăng huyết áp.
- Biến chứng hô hấp: suy hô hấp, phù phổi cấp.
2. Tại sao bệnh tay chân miệng bị biến chứng?
Bệnh tay chân miệng ít khi biến chứng. Nguyên nhân khiến bệnh trở nên nguy hiểm thường là do:
- Đối tượng mắc bệnh tay chân miệng thường là trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ có sức đề kháng kém, chưa có năng lực tự chăm sóc bản thân cao. Chính vì vậy bệnh cũng dễ biến chứng hơn.
Xem thêm:
>> Những biểu hiện này cho thấy hãy cẩn trọng bởi hệ miễn dịch của bạn đang suy giảm
- Vì coi tay chân miệng là bệnh lành tính, có thể tự khỏi nên các bậc phụ huynh chủ quan, không theo dõi trẻ bị tay chân miệng cẩn thận. Việc lơ là và thiếu hiểu biết trong chăm sóc bệnh nhân sẽ khiến bệnh tiến triển nặng và nhanh hơn.
- Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác. Các dấu hiệu như sốt, ho, đau họng, chán ăn,... rất dễ bị nhầm với cảm cúm thông thường.
Những vết mụn loét ban đầu dễ khiến phụ huynh nhầm lẫn trẻ bị loét miệng thông thường, thủy đậu, dị ứng hay nhiễm trùng da. Việc nhầm lẫn triệu chứng này sẽ dẫn đến chẩn đoán sai bệnh. Bệnh nhân không được điều trị đúng và kịp thời. Khi bệnh có các dấu hiệu rõ ràng hơn thì đã vào giai đoạn nặng.
> Tay chân miệng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh nào?" data-rel="follow" style="text-align: justify; background-color: rgb(255, 255, 255);">>> Tay chân miệng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh nào?
3. Hướng dẫn phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng
Như đã nói ở trên, nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng bị biến chứng thường là do sai lầm trong cách chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân. Do đó, để phòng tránh các biến chứng của bệnh tay chân miệng, chúng ta cần:
- Khi trẻ có các dấu hiệu đầu tiên như sốt, phát ban, da có bóng nước,... thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh chính xác, điều trị kịp thời.
- Chú ý kiểm soát các vết lở loét, mụn nước. Vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ. Không nên kiêng tắm cho bé, có thể khiến tình trạng viêm nhiễm tồi tệ hơn.
- Chú ý không áp dụng các mẹo dân gian, các loại lá cây để đắp lên mụn nước. Điều này có thể gây bội nhiễm, da khó lành hơn. Bố mẹ cũng cần lưu ý khi sử dụng thuốc xanh để bôi lên các mụn nước. Vì điều này khiến bác sĩ khó quan sát nốt mụn hơn.
- Khử trùng quần áo và các vật dụng thường ngày của trẻ bằng nước nóng hoặc bằng dung dịch khử trùng.
- Chú ý bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ đối chọi với bệnh tật và phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng tốt hơn. Giai đoạn này trẻ bị lở loét miệng nên rất biếng ăn uống. Bố mẹ cần kiên trì hơn.
- Việc sử dụng vitamin và thuốc bổ cho trẻ trong thời gian bị bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Vì bệnh tay chân miệng là do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị đều nhằm mục đích giảm triệu chứng. Do đó, việc chăm sóc của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ hồi phục nhanh và phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng.