Bà Đỗ Thị Lợi (thôn Chè, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đã 70 tuổi nhưng hằng ngày vẫn đi hái chè thuê trên núi để nuôi 2 cháu ngoại mồ côi.
Bà lấy chồng năm 17 tuổi và sinh được 4 người con, 1 trai, 3 gái. Bà thường xuyên bị chồng hắt hủi, bạo hành nhiều lần thừa sống thiếu chết.
Nghĩ đến mỗi lần 4 đứa con nhỏ dại khóc thét, sợ hãi khi thấy mẹ mặt mũi xưng vêu, máu me đầy người, bà lại sợ, nhỡ mình bị chồng đánh chết, ai sẽ nuôi đàn con?
Một đêm mưa gió bị chồng đuổi đánh, bà ôm đứa bé, địu đứa lớn hơn, 2 tay dắt 2 con chạy khỏi Bắc Giang về quê ngoại ở núi Chè sinh sống.
5 mẹ con bà tá túc hết nhà họ hàng này đến nhà họ hàng khác, bà đi làm thuê đủ nghề, mót lúa, mót khoai sắn về nuôi con. Bà không nhớ mình đã làm thuê bao nghề, ai gọi gì làm nấy, không kể đêm hôm mưa bão hay ngày giá rét: “Có ngày tôi mệt rã rời vì đi làm thuê từ 3 giờ sáng đến tối mịt, vừa về nhà có người gọi đi bốc vác hàng, tôi lại tấp tới đi ngay”.
5 mẹ con bà tá túc hết nhà họ hàng này đến nhà họ hàng khác, bà đi làm thuê đủ nghề, mót lúa, mót khoai sắn về nuôi con. Bà không nhớ mình đã làm thuê bao nghề, ai gọi gì làm nấy, không kể đêm hôm mưa bão hay ngày giá rét: “Có ngày tôi mệt rã rời vì đi làm thuê từ 3 giờ sáng đến tối mịt, vừa về nhà có người gọi đi bốc vác hàng, tôi lại tấp tới đi ngay”.
Bà Lợi đã 70 tuổi vẫn phải đi làm thuê nuôi 2 cháu nhỏ mồ côi
Người con gái đầu của bà bỗng dưng mất tích khi lên 14 tuổi. Bà nghe phong thanh con bị bán sang Trung Quốc nhưng không có tiền để đi tìm con.
Năm 1995, con trai duy nhất của bà là anh Nguyễn Văn Thơm (1979) đi làm thợ nề bị ngã giàn giáo chết.
3 năm sau, chị Nguyễn Thị Ngát (1981) bị tai nạn giao thông không qua khỏi.
Nỗi đau buồn các con lần lượt bỏ bà về thế giới bên kia chưa kịp khoả lấp, thì chị Hương (con gái thứ 2) là người con duy nhất xây dựng gia đình, có 2 con gái tên Thanh và Ngân, lại cùng bà chịu tang con rể (năm 2007) vì sử dụng ma tuý.
Ngay sau khi con rể chết, chị Hương phát bệnh ung thư. Bà Lợi nai lưng ra làm thuê, làm mướn khắp nơi, không từ việc gì để lo kéo dài sự sống của đứa con duy nhất còn ở lại.
Nhưng đến năm 2010, chị Hương bỏ lại 2 con gái cho bà, theo chồng và 2 em về với tiên tổ.
Hiện nay, bà Lợi mỗi tháng được hưởng trợ cấp hơn 4 triệu đồng/tháng do hồi trẻ bà có 4 năm tham gia kháng chiến. Được biết, hồi năm 1969, bà là bộ đội của Đoàn 970, đóng quân ở Chũ, tỉnh Bắc Giang.
Bà không có tên trong danh sách hộ nghèo, 2 cháu Thanh và Ngân cũng chưa được hưởng chế độ của trẻ mồ côi, mọi chi phí học hành, chi tiêu, ăn mặc của 3 bà cháu đều nhờ vào tiền trợ cấp và tiền làm thuê hàng ngày của bà Lợi.
Trời sập tối, căn nhà cấp 4 nằm ở lưng chừng đồi của 3 bà cháu Đỗ Thị Lợi hắt ra ánh sáng mờ mờ từ bóng đèn tiết kiệm. Bà Lợi vẫn đội nguyên chiếc khăn trên đầu sau 1 ngày đi hái chè thuê trên núi về. Bà Lợi chia sẻ: “Đã gần hết đời người, lần đầu tiên tôi dám nhìn lại quá khứ, những ngày tháng kinh hoàng nhiều năm ám ảnh, dày vò, quật ngã tôi hết lần này tới lần khác. Tôi đã từng muốn mình phát điên để quên đi tất cả. Nhưng rồi tôi cứ cố gắng từng chút một, từng ngày một để sống, để hôm nay vẫn làm chỗ dựa vững chãi cho 2 cháu mồ côi của mình”.
Trời sập tối, căn nhà cấp 4 nằm ở lưng chừng đồi của 3 bà cháu Đỗ Thị Lợi hắt ra ánh sáng mờ mờ từ bóng đèn tiết kiệm. Bà Lợi vẫn đội nguyên chiếc khăn trên đầu sau 1 ngày đi hái chè thuê trên núi về. Bà Lợi chia sẻ: “Đã gần hết đời người, lần đầu tiên tôi dám nhìn lại quá khứ, những ngày tháng kinh hoàng nhiều năm ám ảnh, dày vò, quật ngã tôi hết lần này tới lần khác. Tôi đã từng muốn mình phát điên để quên đi tất cả. Nhưng rồi tôi cứ cố gắng từng chút một, từng ngày một để sống, để hôm nay vẫn làm chỗ dựa vững chãi cho 2 cháu mồ côi của mình”.