Lớp học chữ cho phụ nữ tị nạn ở Malaysia

Kim Ngọc
25/11/2020 - 15:21
Lớp học chữ cho phụ nữ tị nạn ở Malaysia

Giáo viên tình nguyện dạy tiếng Anh cho người tị nạn Rohingya theo đạo Hồi ờ vùng ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, vào ngày 11 tháng 10 năm 2020. Ảnh AP

Học sinh trong một lớp học ở Malaysia ngồi đọc thuộc lòng bảng chữ cái. Nhưng họ không phải là trẻ em nhỏ học chữ mà là những phụ nữ tị nạn, trong đó có người đã 50 tuổi và lần đầu tiên được học cách đọc, viết, bằng cả tiếng Mã Lai và tiếng Anh.

Các lớp học dạy chữ cho phụ nữ tị nạn ở Malaysia do hai sinh viên luật khởi xướng bắt đầu từ hồi tháng 9. Lớp học được tổ chức hàng tuần tại một khu phố bên ngoài Kuala Lumpur. Mục đích của lớp học là giúp phụ nữ nhập cư mù chữ ở Maylaysia có cơ hội hòa nhập vào cộng đồng địa phương, trở thành người chủ động giao tiếp, làm việc trong xã hội

Zaleha Abdul, 54 tuổi, một người tị nạn Rohingya theo đạo Hồi, cho biết: "Tôi thậm chí còn không biết bảng chữ cái ABC, nhưng bây giờ tôi đang học". Cô nói muốn độc lập hơn khi đi mua sắm hay đi bất kì nơi đâu.

Giống như Zaleha, nhiều phụ nữ tị nạn ở Malaysia đã học được tiếng địa phương, nhưng không biết đọc hoặc viết. Vì vậy cuộc sống của họ hầu như chỉ quanh quẩn trong không gian quen thuộc.

Lớp học chữ cho phụ nữ tị nạn ở Malaysia - Ảnh 1.

Phụ nữ tị nạn được dạy đọc và viết tại Women for Refugees. Ảnh AP

Arissa Jemaima Ikram Ismail, 23 tuổi, là tình nguyện viên của một cơ quan cứu trợ. Cô và Davina Devarajan, 25 tuổi, sinh viên ngành luật khi tình cờ gặp một số phụ nữ tị nạn và ngạc nhiên rằng họ muốn học tiếng Anh và tiếng Mã Lai. Arissa cho hay giáo dục đối với hầu hết phụ nữ tị nạn thường được coi là ưu tiên thấp.

Sau đó, cả hai thành lập Women for Refugees (tạm dịch: Lớp học phụ nữ tị nạn) và tuyển dụng giáo viên dạy chữ qua Instagram. Hiện Women for Refugees có khoảng 20 tình nguyện viên, tổ chức các lớp học xóa mù chữ hai giờ hàng tuần bằng tiếng Anh và tiếng Mã Lai trong một khu nhà hai tầng tồi tàn có 50 hộ gia đình.

Arissa nói: "Chúng tôi là không phải muốn giới thiệu Women for Refugees như một tổ chức từ thiện, nơi cần viện trợ từ bên ngoài. Điều chúng tôi muốn là trang bị cho phụ nữ tị nạn những kỹ năng cần thiết để họ có thể tự phát triển bản thân và đóng góp trở lại cho cộng đồng."

Các lớp học miễn phí được mở cho tất cả phụ nữ nhập cư, mặc dù hiện tại đa số học viên đến từ Myanmar và Indonesia.

Lớp học chữ cho phụ nữ tị nạn ở Malaysia - Ảnh 2.

Giáo viên tình nguyện dạy tiếng Anh cho người tị nạn Rohingya theo đạo Hồi ở vùng ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, vào ngày 11 tháng 10 năm 2020. Ảnh AP

Ban đầu lớp học có hơn 10 phụ nữ, trong độ tuổi từ 18 đến 50 tham dự. Họ dẫn theo cả con cái. Sau đó các lớp dành cho trẻ em cũng được mở ở phòng riêng để phụ huynh yên tâm học tập.

Về lâu dài, Davina cho biết cô hy vọng sẽ có thể mở rộng lớp học ở các khu vực lân cận cũng như bổ sung thêm các kỹ năng cần thiết để giúp phụ nữ có thu nhập.

Tuy nhiên, tất cả các lớp học đã bị tạm dừng kể từ giữa tháng 10 cùng với những hạn chế được đưa ra ở Kuala Lumpur và các khu vực lân cận để hạn chế sự gia tăng của các ca nhiễm COVID - 19. Hạn chế được áp dụng hầu hết trên cả nước trong tháng này. Tất cả các trường học trên toàn quốc đều đóng cửa cho đến cuối năm.

Tuy nhiên, Arissa cho biết việc giảng dạy vẫn diễn ra với bài học được thu sẵn và phát trên máy tính dùng chung trong khu vực sinh sống của người di cư. Các lớp học trực tiếp cũng được tổ chức mỗi tuần một lần cho trẻ em lớn hơn.

Arissa cho biết khi dịch COVID – 19 ổn định, cô muốn tìm thêm nhiều tình nguyện viên dạy học cho phụ nữ tị nạn. Cô hy vọng làm tăng thêm sự gắn kết giữa cộng đồng phụ nữ tị nạn và người dân địa phương, bởi vì nhiều người dân thường coi người di cư là gánh nặng của nguồn lực và hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước.

Nhóm của Arissa không phải là nhóm đầu tiên cung cấp các khóa học xóa mù chữ cho người tị nạn ở Malaysia, nhưng là một trong số ít các khóa học tập trung vào phụ nữ. Khoảng 178.000 người tị nạn và người xin tị nạn trong nước đã đăng ký với Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn của, tuy nhiên nhiều nhóm cộng đồng người tị nạn vẫn còn bị bớt lờ cơ hội giáo dục.

Vào tháng 10 trước khi các lớp học phải tạm dừng, Shahidah Salamatulah, 38 tuổi, một trong số ba phụ nữ đang học cách giao tiếp bằng tiếng Anh để tiện cho việc giao tiếp nếu phải đến khám bệnh tại phòng khám hay bệnh viện. Nhiều phụ nữ cũng rất phấn khích khi giáo viên tình nguyện người Algeria pha trò trong giờ học.

Shahidah, một người Hồi giáo đến từ Myanmar có hai con, cho biết cô đang chuẩn bị cho cuộc sống mới ở nước ngoài. Cô đã được Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn gọi phỏng vấn ba lần vào năm ngoái về khả năng tái định cư sang nước thứ ba, nhưng không có tin nào trong bối cảnh đại dịch COVID - 19.

"Tiếng Anh rất quan trọng với chúng ta khi ra nước ngoài, chúng ta sẽ cần nó để giao tiếp", cô nói.

Nguồn: AP
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm