Lý do ăn mặn, uống ngọt dễ gây suy tạng

Mai Nguyễn
22/08/2024 - 20:04
Lý do ăn mặn, uống ngọt dễ gây suy tạng

Thói quen ăn mặn, uống ngọt khiến nhiều người trẻ dễ mắc bệnh suy thận. Ảnh: Onlymyhealth

Cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra gần đây cho thấy, nhóm bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường đang có xu hướng trẻ hóa. Riêng khu vực châu Á, do thói quen ăn mặn, uống ngọt khiến tỷ lệ suy tạng tăng, đặc biệt là suy thận.
Thủ phạm gia tăng suy thận

Duy trì chức năng thận tốt là điều quan trọng đối với sức khỏe vì cơ quan đặc biệt này lọc chất thải và điều chỉnh cân bằng chất lỏng trong cơ thể chúng ta. Lựa chọn chế độ ăn uống có tác động lớn đến sức khỏe thận và 2 thành phần cơ bản có trong nhiều loại thực phẩm thường được xem xét kỹ lưỡng là: đường và muối.

Tiêu thụ quá nhiều đường có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. Theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa thận, bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến suy thận. Muối, hay natri clorua, là một thành phần phổ biến được sử dụng để tăng hương vị cho thực phẩm. 

Mặc dù cơ thể chúng ta cần một lượng nhỏ natri để hoạt động bình thường nhưng nếu ăn quá nhiều muối có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thận. Lạm dụng muối có thể dẫn đến tăng huyết áp, gây áp lực lên thận và lâu ngày có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính (CKD) và trong những trường hợp nghiêm trọng là suy thận.

Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối mỗi ngày nhưng người Việt chúng ta không ý thức được lượng muối đang nạp vào là nhiều hay ít. Theo chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu ăn một bát phở bò tái chín, lượng muối trong đó đủ cung cấp cho cơ thể trong một ngày, khoảng trên 3,34g muối. 

Đối với người lớn, WHO khuyến cáo lượng natri dưới 2.000mg/ngày, tương đương với lượng muối dưới 5g/ngày (dưới một thìa cà phê). Đối với trẻ từ 2 đến 15 tuổi, WHO khuyến cáo nên điều chỉnh liều dùng cho người lớn xuống dựa trên nhu cầu năng lượng của trẻ.

Lý do ăn mặn, uống ngọt dễ gây suy tạng- Ảnh 1.

Thói quen ăn mặn, uống ngọt khiến tỷ lệ suy tạng tăng, đặc biệt là suy thận.

Chế độ ăn uống thân thiện với thận

Nguyên tắc chung là giảm tiêu thụ đồ uống có đường, thực phẩm chế biến nhiều muối và món tráng miệng nhiều đường.

- Theo dõi lượng natri nạp vào cơ thể: Chú ý đến mức natri trong chế độ ăn uống bằng cách đọc nhãn thực phẩm và tránh ăn quá nhiều muối khi chế biến. Chọn thực phẩm tươi, nguyên chất thay vì chế biến sẵn.

- Uống đủ nước: Uống đủ nước là điều cần thiết để hỗ trợ chức năng thận.

- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Bao gồm nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu.

- Khám sức khỏe định kỳ: Để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì việc khám bệnh định kỳ rất quan trọng. Bệnh nhân suy thận khi phát hiện cần điều trị đúng cách, đúng chuyên khoa và đúng bác sĩ để ngăn chặn sớm các biến chứng có thể xảy ra.

Nguồn: OMC/WHO
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm