pnvnonline@phunuvietnam.vn
Mắc bệnh tiểu đường có ăn hải sản được không?
Đối với người mắc bệnh tiểu đường thì việc ăn uống cũng như thói quen ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Vậy người mắc tiểu đường ăn được tôm không là câu hỏi được rất nhiều người mắc bệnh thắc mắc.
Thực tế, tôm được biết đến là món ăn quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Do đó, việc ăn tôm được không ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống, thay đổi về chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường.
Bản chất, đối với chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh tiểu đường cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng tương đối nghiêm khắc. Chế độ dinh dưỡng này có đảm bảo các chỉ số sức khỏe luôn duy trì mức ổn định. Vì vậy, người mắc tiểu đường phải chú trọng tới các nhóm dinh dưỡng mà bản thân được nạp vào cơ thể.
1. Bệnh tiểu đường có ăn được tôm không?
Tôm được biết đến là nhóm hải sản có vỏ xác và đây cũng là nguồn dinh dưỡng có nhiều lợi ích đối với con người. Hơn nữa, món ăn được làm từ tôm rất đa dạng và đây còn là món ăn thơm ngon.
Có thể hiểu rằng, tôm có chứa nhiều protein, vì vậy mà người mắc tiểu đường có thể ăn tôm mà không cần lo lắng cũng như cảm thấy chịu ảnh hưởng đến lượng đường huyết của mình.
Do đó, người mắc tiểu đường có thể ăn được nhóm thực phẩm như tôm.
Đọc thêm:
- Tiểu đường nên ăn gì? Điểm danh những thực phẩm cực tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường
- Nếu bị đường huyết cao, bạn nên làm 8 điều sau để không "rơi vào vòng xoáy" tiểu đường
Tôm là mọt loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa trong tôm còn chứa nhiều axit amin, chất béo, natri và canxi rất tốt cho cơ thể con người. Đặc biệt lượng protein có trong tôm còn có tác dụng giúp người bị tiểu đường nạp được rất nhiều năng lượng cho cơ thể. Hơn nữa lượng protein có trong tôm này còn dễ hấp thụ và không gây ra tình trạng khó tiêu.
Như vậy có thể giải đáp, bệnh tiểu đường có ăn được tôm không thì câu trả lời là Có. Không những người bệnh tiểu đường có thể ăn được tôm mà lượng protein có trong tôm còn có tác dụng hỗ trợ kìm hãm bệnh mà không gây ra ảnh hưởng đến đường huyết.
2. Lưu ý gì khi người bệnh tiểu đường ăn tôm?
Dù được biết tôm là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cũng như rất tốt đối với sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường ăn tôm vẫn cần có một số lưu ý.
Bởi vì tình trạng bệnh tiểu đường của mỗi người bệnh khác nhau, điều này ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của mỗi người bệnh cũng khác nhau. Do đó, lượng đạm mà người bệnh cần khác nhau nên cơ thể mỗi người cũng khác nhau.
Chú ý chung về chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường:
Tốt nhất để không nguy hiểm hay gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh khác thì người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Dựa vào lời khuyên của bác sĩ, người mắc bệnh tiểu đường có thể có cho mình một chế độ ăn uống khoa học hơn.
- Cần xây dựng chế độ ăn điều độ, đúng giờ.
- Không nên nhịn đói hoặc ăn quá no.
- Người mắc bệnh tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân.
- Đối với bữa phụ vào buổi tối, có thể được ăn thêm nhằm loại bỏ nguy cơ bị hạ đường huyết vào ban đêm.
Người bệnh tiểu đường ăn tôm cần lưu ý gì?
Dù là người mắc bệnh nào, dù ăn loại thực phẩm nào cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi ăn.
Bản chất các loại hải sản đều có nhiều axit béo nên có thể làm giảm lượng cholesterol có hại và thay thế bằng cholesterol có lợi.
Người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn thịt cá trắng, tránh các loại thịt cá đỏ.
Lưu ý, đối với các loại thủy hải sản đánh bắt hoang dã còn có thể chứa một lượng lớn thủy ngân trong thịt. Do đó, nhóm hải sản này cũng cần được người mắc bệnh tiểu đường lưu ý kiêng và không nên ăn.
Đối với nhóm hải sản như tôm, cá hồi hay cá da trơn có ít thủy ngân nếu như là bắt hoang dã. Còn nhóm này được nuôi thì có thể hiểu rằng các loại thủy hải sản này đều an toàn đối với người mắc tiểu đường.
Mắc bệnh tiểu đường có ăn được tôm không thì câu trả lời là Có. Tuy nhiên người mắc bệnh tiểu đường cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân cũng như kết hợp tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh.